Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

HÀNH VI TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

16:03 CH
Thứ Hai 17/06/2024
 176

Trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho quyền lợi của người lao động và ngân sách nhà nước. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia là hành vi trốn đóng BHXH.

1. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là ai?

Căn cứ theo khoản 1, điều 2, Luật BHXH 2014 đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là

“a, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giưã người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

b, Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng

c, Cán bộ, công chức, viên chức

d, Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

đ, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

e, Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

g, Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

h, Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

i, Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

2. Xử phạt hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm a, khoản 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

Phạt tiền từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, tại khoản 10 điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng cho cơ quan BHXH

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng

Nếu không thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội

2.2. Xử lý hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp dưới đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng BHXH:

Đối với cá nhân:

  • Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm nếu phạm tội trốn đóng BHXH thuộc một trong các trường hợp: trốn đóng BHXH từ 50 – dưới 300 triệu đồng; trốn đóng BHXH từ 10 người – dưới 50 người lao động.
  • Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 – dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
  • Phạt tiền từ 500 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: trốn đóng bảo hiểm từ 01 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Hơn nữa, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại:

  • Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: trốn đóng BHXH từ 50 – dưới 300 triệu đồng; trốn đóng BHXH từ 10 người – dưới 50 người lao động.
  • Phạt tiền từ 500 triệu – 01 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 – dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.
  • Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: trốn đóng bảo hiểm từ 01 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: Luatsaosang@gmail.com hoặc hotline 0936653636 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng cảm ơn!

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .