Phương tiện giao thông bị tạm giữ hư hỏng, trách nhiệm thuộc về ai?
Hiện nay hàng ngàn xe máy nằm ngoài trời một thời gian dài do người vi phạm không đến nhận, cơ quan chức năng phải chờ đến khi các thủ tục hành chính hoàn tất (để xử lý) thì phương tiện đã hư hỏng không còn là hình ảnh hiếm thấy. Công tác giải quyết phương tiện bị tạm giữ “tồn kho” cũng như đền bù thiệt hại phương tiện bị tạm giữ hư hỏng đang gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã đặt ra những câu hỏi xoay quanh trách nhiệm khi phương tiện bị tạm tạm giữ hư hỏng bên nào sẽ phải đền bù thiệt hại?
1.Trách nhiệm bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ
Điều 6 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định về “Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu”
1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, âu thuyền, cảng, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này.
2. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi
a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy;
b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;
c) Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Điều 13 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP qiu định về “Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu”
1. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc phân loại từng tang vật, phương tiện và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp; cụ thể:
a) Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy;
b) Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ;
c) Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
2. Quyền của người có phương tiện giao thông bị tạm giữ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có phương tiện bị tạm giữ có có quyền:
- Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của của người thực hiện thủ tục tạm giữ;
- Kiểm tra lại phương tiện bị tạm giữ;
- Yêu cầu người có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản lập biên bản xác nhận tình trạng không còn nguyên vẹn của tài sản bị tạm giữ và bồi thường.
3. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020); khoản 2 Điều 9 Nghị định 138/2021 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, có quy định: Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, hư hỏng,... thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, xe bị hư hỏng là tang vật hoặc phương tiện vi phạm hành chính đang thuộc trách nhiệm quản lý, bảo quản của cơ quan công an ra quyết định tạm giữ, tịch thu. Hay nói cách khác đã có sự chuyển giao trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện từ chủ sở hữu qua cơ quan công an một cách hợp pháp. Do đó, về nguyên tắc, khi các phương tiện bị hư hỏng thì các cá nhân, cơ quan công an có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !