Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em như thế nào?

8:16 SA
Thứ Tư 05/10/2022
 980

Bạo hành trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, nhiều vụ việc đã được xã hội lên án một cách mạnh mẽ cũng như được dư luận quan tâm sâu sắc để đảm bảo quyền của trẻ em. Ngày nay khi hậu quả do nó mang lại cực kỳ nặng nề có thể khiến trẻ em tổn thương sâu sắc về cả thể xác cũng như tâm hồn, khiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhưng mất mát đau thương tới những gia đình của người bị hại. Qua bài viết này Luật Sao Sáng sẽ đưa các bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền của trẻ em cũng mức xử phạt đối với những hành vi bạo hành trẻ em.

1. Bạo hành trẻ em là gì?

-    Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì:  trẻ em là người dưới 16 tuổi.

-    Theo quy định tại khoản 6, Điều 4 Luật Trẻ em 2016 bạo lực trẻ em:

 Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Như vậy, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em, trong đó:

- Bạo lực thể chất là hành vi dùng vũ lực với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác như: đánh đập, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.

- Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần có thể bao gồm: chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc hành động khác gây tổn thương tinh thần. Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến thể chất nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.

2. Mức xử phạt đối với hành vi bạo hạnh trẻ em

Thứ nhất mức xử phạt hành chính đối với hành vi bảo hành trẻ em

Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Như vây hiện này đối với các hành vi bạo hành trẻ em hiện nay mức xử phạt cao nhất có thể lên tới 20.000.000 đồng ngoài ra cũng tại nghị định này đối với các hành vi “dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định; bắt trẻ lao động trước tuổi, làm việc nặng nhọc, nguy hiểm…” mức xử phạt có thể lên tới 25.000.000 đồng.

Thứ hai về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bạo hành trẻ em

Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người.

Theo đó căn cứ quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự về “Tội hành hạ người khác” cụ thể:

- Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên.

Đối với các hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật thì bị phạt tù từ 2-5 năm.

- Mức xử phạt bổ sung: Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại mà người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể đối diện với các mức án (ngồi tù, chung thân, tử hình).  Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dười 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình, ngoài ra còn phải chịu các trách nhiệm còn phải chịu các trách nhiệm như:

+ Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên;

+ Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Có thể thấy, trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong pháp luật nước ta. Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Quý bạn đọc, mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến bạo hành trẻ em, cũng như những vướng mắc về pháp luật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: Luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936 65 36 36 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .