BỐ MẸ KHÔNG KẾT HÔN KHI CON SINH RA CÓ LÀM GIẤY KHAI SINH ĐƯỢC KHÔNG?
Đăng ký khai sinh là việc đầu tiên mà mọi người cần phải làm ngay khi một đứa trẻ sinh ra. Tuy nhiên, không ít trường hợp thì các bậc cha mẹ hoặc người thân thích lại lo ngại về thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mà bố mẹ chỉ tổ chức đám cưới hoặc chỉ chung sống với nhau mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận là vợ chồng nên không tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Để bảo đảm quyền lợi cho trẻ em theo quy định của pháp luật cha mẹ cần hiểu rõ về quy định, thủ tục khai sinh cho con.
1. Khai sinh cho con khi bố mẹ không đăng ký kết hôn được hiểu như thế nào?
Trên thực tế hiện nay, có những đứa trẻ được sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân hợp pháp, nhưng ngược lại có những đưa trẻ được sinh ra khi bố mẹ chúng chỉ có quan hệ tình cảm mà không được pháp luật công nhận mối quan hệ này. Căn cứ tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quyền được khai sinh, khai tử như sau:
"Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định."
Theo quy định trên cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Vì vậy, trường hợp bố và mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh.
Và khi đứa trẻ được sinh ra, cho dù quan hệ của bố mẹ chúng không được pháp luật công nhận thì chúng vẫn có quyền được khai sinh, được có họ tên như những đứa trẻ khác.
Từ đó có thể hiểu rằng đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ không đăng ký kết hôn chính là thủ tục để cấp giấy khai sinh cho một đứa trẻ được sinh ra khi bố, mẹ đẻ của chúng không phải là vợ chồng và không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
2. Về thẩm quyền và thời hạn đăng ký khai sinh:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ của trẻ cư trú; trừ trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Về thời hạn đăng ký khai sinh: trong thời hạn 60 ngày kể từ sinh con, cha, mẹ của trẻ có trách nhiệm đi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
3. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi cha mẹ không đăng ký kết hôn:
Do đó, nếu người cha hoặc người mẹ đã nhận con thì có thể ghi tên người cha hoặc mẹ vào trong giấy khai sinh của con ngoài giá thú. Trước khi ghi tên cha cần phải làm thủ tục đăng ký việc nhận cha cho con theo quy định của pháp luật.
Trước tiên, muốn đăng kí khai sinh cho con thì cha hoặc mẹ cần phải có các giấy tờ tùy thân có liên quan đến việc đăng ký khai sinh, vì hai vợ và chồng không có đăng kí kết hôn nên việc khai sinh cho con có thể tiến hành theo trường hợp đăng kí khai sinh cho con ngoài giá thú. Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú cũng được thực hiện như thủ tục đăng kí khai sinh cho con trong giá thú theo quy định hiện nay của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. và Thông tư 15/2015/TT-BTP. có quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp chưa xác định được cha mẹ.
Theo quy định trên, khi người cha hoặc người mẹ muốn đăng ký khai sinh cho con và để tên của cả cha và mẹ trên giấy khai sinh thì khi đi đăng ký khai sinh đồng thời người cha hoặc người mẹ phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con bao gồm như sau:
+ Cha mẹ điền và nộp vào tờ khai để làm thủ tục nhận cha mẹ con, sau đó sẽ điền tiếp vào tờ khai đăng ký khai sinh cho con theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cha mẹ nộp cho cơ quan đăng ký hộ tịch giấy chứng sinh theo mẫu mà bệnh viện nơi sinh con đã cấp hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thế giấy chứng sinh của bộ y tế. Trong trường hợp cha mẹ không có giấy chứng sinh thì phải làm bản cam kết bằng văn bản cam đoan về việc sinh con và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình nếu không có ai biết về việc sinh con. Cha mẹ nộp văn bản xác nhận về việc sinh của những người làm chứng ít nhất là từ hai người thân thích của cha hoặc mẹ cho cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp có người làm chứng chứng kiến về việc sinh.
Cha mẹ nộp chứng cứ chứng minh về quan hệ cha con theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như là giấy xét nghiệm AND của cha mẹ con do cơ quan y tế thực hiện hoặc cơ quan giám định có chức năng thực hiện thủ tục xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trong trường hợp không có các giấy tờ giám định do các cơ quan chuyên môn xác nhận về quan hệ cha mẹ con thì cha mẹ phải của người con này phải cung cấp các căn cứ chứng minh khác như là đồ dùng của cha mẹ con, những vật dụng có liên quan đến cha mẹ con, các thư từ gửi giữa cha mẹ con, các hình ảnh, video, phim ảnh của cha mẹ con trong quá trình chung sống. Trong trường hợp nếu không có bất kỳ giấy tờ gì hoặc không có bất kỳ ai làm chứng thì cha mẹ làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của cha mẹ về việc sinh con theo quy định.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hợp lệ thì cha mẹ nộp hồ sơ đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cha hoặc mẹ đang cư trú để có thể xem xét và tiến hành thủ tục đăng kí khai sinh cho con căn cứ theo quy định của pháp luật.
Khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thì cán bộ tư pháp ghi rõ trong sổ hộ tịch từ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ” đối với các trường hợp trẻ chưa xác định được cha mẹ cho con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đăng kí khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không có cha mẹ yêu cầu nhận con hoặc bổ sung về phần khai về cha hoặc mẹ thì khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú về phần quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ. Trong trường hợp không xác định được người mẹ thì phần quê quán của người con sẽ được xác định theo của người cha nếu người cha đi đăng ký khai sinh và người con sẽ mang họ của người cha tại thời điểm đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.
Vì giấy khai sinh là một bằng chứng chứng minh Quyền Công dân của mỗi con người nêu lên các thông tin về nhân thân của các cá nhân nên nó góp phần cho cơ quan của nhà nước quản lý công dân trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch và các lĩnh vực khác để thống nhất quản lý con người góp phần ổn định để phát triển đất nước và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!