Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CHIA TÀI SẢN THẾ CHẤP KHI LY HÔN

16:19 CH
Thứ Hai 27/11/2023
 581

Trong một cuộc hôn nhân thì ly hôn không phải là vấn đề mà cả hai bên đều muốn. Khi hai bên đã cố gắng hết sức nhưng không thể giữ được cuộc hôn nhân này thì ly hôn là lựa chọn cuối cùng của họ tại thời điểm đó và đó là một quyết định cả hai hoặc là tất cả mọi người đều không mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Trên thực tế thì ly hôn vẫn đã và đang diễn ra rất nhiều với hậu quả tốt hoặc xấu. Một trong những vấn đề được quan tâm đến nhất trước khi ly hôn và sau khi ly hôn đó là việc chia tài sản và chia tài sản đang thế chấp khi ly hôn.

1. Tài sản thế chấp là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản thế chấp bao gồm:

Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

2. Chia tài sản thế chấp khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận thì thông thường vợ chồng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:

- Về quan hệ giữa cha, mẹ và con: Cha, mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, người còn lại sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng làm việc để tự nuôi bản thân;

- Về quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

- Về chia tài sản sau khi ly hôn: Tòa án dựa vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên… để phân chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi.

Tuy nhiên, nếu tài sản đang được thế chấp thì Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của hai vợ chồng, sau đó mới quyết định việc phân chia tài sản chung vợ chồng thế nào.

Lúc này, vợ, chồng không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp và chỉ được lấy lại tài sản khi chấm dứt nghĩa vụ trả nợ hoặc tài sản đã được xử lý … (Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015).

Đồng thời, bởi nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi hai người ly hôn nên khi muốn phân chia tài sản thế chấp tại ngân hàng thì có hai phương án:

- Hai vợ chồng thực hiện xong việc trả nợ cho ngân hàng và nhận lại tài sản của mình. Lúc này, Tòa án sẽ chia đôi giá trị tài sản căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống, lỗi của các bên…

- Thỏa thuận và được sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, có thể tiến hành phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc thỏa thuận phân chia tài sản chung sau khi ly hôn. Trong trường hợp tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng, trong quá trình thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng cần có sự đồng ý của ngân hàng về việc xác định ai là chủ sử dụng hợp pháp mảnh đất; xác định người có nghĩa vụ trả nợ và phương pháp xử lý tài sản thế chấp nếu các bên không thực hiện được nghĩa vụ.

Trong trường hợp ngân hàng không đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng thì có thể lựa chọn phương án yêu cầu Tòa án phân chia tài sản hoặc thực hiện phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi đã thực hiện hết nghĩa vụ với ngân hàng.

 Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .