Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

8:53 SA
Thứ Ba 05/04/2022
 782

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi mà các doanh nghiệp thực hiện trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, dẫn đến thiệt hại về tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của những doanh nghiệp khác. Đối với Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại khoản 1, điều 130 như sau:
"Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Có thể tổng kết các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) như sau:
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
Chỉ dẫn thương mại ở đây là chỉ các dấu hiệu, thông tin nhằm mục đích hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ. Chỉ dẫn thương mại sẽ
bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
Chủ thể kinh doanh bị sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn có quyền yêu cầu xử lý đối với hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây
nhầm lẫn. Chủ thể kinh doanh này đã sử dụng trước các chỉ dẫn thương mại nêu trên một cách rộng rãi và ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, những chỉ dẫn thương mại này được người tiêu dùng biết đến, thể hiện uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thương mại đó.
Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là những chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tượng tổng quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Mức độ cao nhất của chỉ dẫn gây nhầm lẫn là sản xuất và phân phối giả. Do tính chất và mức độ nguy hại của việc sản xuất và phân phối hàng giả, hành vi này không chỉ bị xử lí theo pháp luật cạnh tranh mà còn có thể bị xử lí theo pháp luật hình sự.
Ví dụ: Trong lĩnh vực nước giải khát, nhãn hiệu nước khoáng Lavie được giả mạo nhãn hiệu với các tên gọi thương mại na ná theo kiểu
Laville, Leville, La vier…; Xe Wave của hãng Honda với kiểu dáng thanh lịch được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bị giả mạo với các loại xe Trung Quốc với hình dáng tương tự bằng các tên gọi như Waver, Weaser… nhưng thực chất chúng được sản xuất tại Trung Quốc hoặc tại ngay Việt Nam.
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, hoặc có liên quan với nhau.
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó được phép đăng ký nhãn hiệu nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Ngoài ra hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) liên quan; đồng thời, phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc phải sử dụng cho sản phẩm mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nêu trên có thể chuyển giao quyền đăng ký cho người khác bằng hợp đồng văn bản, nếu bên nhận đáp ứng các
điều kiện như người có quyền đăng ký tương ứng.
Ví dụ: Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng “Cocacola” để đăng ký cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào tại Việt Nam mà
 không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu “Cocacola” đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền
Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp, trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 48 của Luật Viễn thông. Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền là chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ  dẫn địa lý, tên thương mại đã sử dụng các đối tượng này một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, được
người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực liên quan biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó.
Ví dụ: Công ty LAFARGE hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng và thiết kế, thi công công trình hạ tầng và dân dụng. Công ty có thị trường rộng lớn trên 64 quốc gia. Năm 2001, Công ty chính thức hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện tại, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng và trần thạch cao tại Việt Nam. Công ty LAFARGE cho rằng tên miền quốc gia lafage.com.vn do Bà Phạm Thị NgọcHân đăng ký trùng lặp hoàn toàn với nhãn hiệu “LAFARGE”, “LAFARGE và hình”

Trên đây là  nội dung vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.

Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .