ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Nước mắm Phú Quốc, Bưởi Đoan Hùng ,Cam Vinh,...là những chỉ đẫn địa lý quen thuộc của người Việt Nam. Vậy pháp luật định nghĩa như thế nào là chỉ dẫn địa lý, điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì? Xin mời quý đọc giả tham khảo bài viết sau đây:
I. Chỉ dẫn địa lý là gì ?
Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bố sung năm 2009,2019 (sau gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ) thì : "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể" .
Chức năng của chỉ dẫn địa lý là xác định nguồn gốc địa lý của sản phẩm, đồng thời xác định chất lượng sản phẩm (tính đặc thù, ưu việt hơn những sản phẩm khác cùng loại đến từ những nơi khác). Hiện nay pháp luật mới chỉ bảo hộ chỉ dẫn địa lý với sản phẩm, chưa bảo hộ với dịch vụ.
II. Dấu hiệu của chỉ dẫn địa lý
- Dấu hiệu
+ Tên địa danh:
- Tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện
- Tên làng, xã
- Tên núi, đảo, sông
+ Hình ảnh, biểu tượng đặc trưng: VD: Lá phong đỏ, tháp Eirffen
- Quyền đăng kí chỉ dẫn địa lí của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lí hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lí thực hiện quyền đăng kí chỉ dẫn địa lí. Người thực hiện quyền đăng kí chỉ dẫn địa lí không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lí
- Chỉ dẫn địa lí không được chuyển giao vì chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước. Các cơ quan địa phương chỉ là cơ quan quản lí
III. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Căn cứ theo Điều 79 quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Khác với nhãn hiệu hay tên thương mại điều kiện bảo hộ chỉ về hình thức nhưng với chỉ dẫn địa lí thì có cả điều kiện về mặt chất lượng sản phẩm. VÌ vậy, không phải sản phẩm nào sản xuất ở khu vực đó cũng được gắn chỉ dẫn địa lí.
Những đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lí
- Tên gọi, chỉ dẫn trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lí;
- Chỉ dẫn địa lí của nước goài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lí không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lí trùng hoặc tương tự với 1 nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lí được thưcj hiện sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lí gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lí thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí.
Trên đây là nội dung vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.
Trân trọng cảm ơn!