Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

PHÂN BIỆT CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

11:06 SA
Thứ Ba 05/04/2022
 476

Khi nhắc đến đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, rất nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo hộ. Đó chính là cơ chể bảo hộ của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp. Vậy dựa trên quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, có thể phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp và kiểu dáng công nghiệp như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

 

TIÊU CHÍ

TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

Khái niệm

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. (Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Ví dụ: Bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm hoặc bản thiết kế vỏ hộp đựng mỳ gói…

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

( khoản 13 Điều 4 Luật SHTT)

 

Cơ chế bảo hộ

 

Cơ chế quyền tác giả

 

Cơ chế quyền sở hữu công nghiệp

 

 

 

Căn cứ phát sinh quyền

Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT)

Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điểm Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT

Cách thức xác lập

Bảo hộ dựa trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Phải được cấp văn bằng bảo hộ.

 

 

 

 

 

Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký

 

 

 

 

 

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. ( Điều 49 Luật SHTT)

Tác giả đã tạo ra các đối tượng trên bằng công sức và chi phí của mình; Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và trong trường hợp có quy định khác của pháp luật;

Thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng kí

này. (Điều 86 Luật SHTT)

 

 

Phạm vi bảo hộ quyền

Không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm.

Phải có sao chép mới có xâm phạm quyền, không mở rộng bảo hộ những hình thức không khác biệt đáng kể với tác phẩm.

Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo. Sử dụng kiểu dáng công                                         nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

 

Nếu quý khách hàng cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .