Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Giám đốc thẩm, tái thẩm là gì ? Những điểm giống và khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng dân sự ?

14:40 CH
Thứ Ba 16/07/2024
 103

Giám đốc thẩm và tái thẩm đều là những khái niệm quen thuộc trong tố tụng. Vậy chúng giống và khác nhau ở điểm nào ? Bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2022 (BLTTDS 2015)

1. Giám đốc thẩm, tái thẩm là gì ?

- Giám đốc thẩm: Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ kháng nghị theo quy định.

- Tái thẩm: Là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

=> Ngay ở khái niệm ta đã có thể thấy được sự giống và khác nhau của giám đốc thẩm và tái thẩm. Tiếp đến ta sẽ đi sâu hơn vào những điểm giống và khác nhau cụ thể của giám đốc thẩm và tái thẩm.

Phân biệt "Tái thẩm" và "Giám đốc thẩm" trong lĩnh vực hình sự

2. Điểm giống nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm

a. Về người có thẩm quyền kháng nghị (Điều 331,354 BLTTDS 2015)

Giám đốc thẩm và tái thẩm đều có chung người có thẩm quyền kháng nghị là:

- Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TA khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

- Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ

b. Về phạm vi xem xét (Điều 342,357 BLTTDS 2015)

- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.

- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.

c. Về thời hạn mở phiên toà (Điều 339,357 BLTTDS 2015)

Giám đốc thẩm và tái thẩm đều có thời hạn là trong 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.

2. Điểm khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm

a. Về căn cứ kháng nghị

- Giám đốc thẩm (Điều 326 BLTTDS 2015):

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

- Tái thẩm (Điều 352 BLTTDS 2015):

Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

+ Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ.

+ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.

+ Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

b. Về thời hạn kháng nghị

- Giám đốc thẩm (Điều 334 BLTTDS 2015):

- Có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

+ Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.

+ Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

- Tái thẩm (Điều 355 BLTTDS 2015): Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị.

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu được thế nào là giám đốc thẩm, tái thẩm, những điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .