CÔNG AN ĐƯỢC KHÁM XÉT CHỖ Ở CỦA NGƯỜI DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định. Vậy theo đó, công an được khám xét chỗ ở của người dân trong trường hợp nào? Và công an có được khám xét chỗ ở khi người dân vắng mặt không? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.
1. Khi nào công an được khám xét nhà?
Tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về căn cứ để khám xét chỗ ở như sau:
“Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”
Do đó, công an chỉ được thực hiện việc khám xét chỗ ở của người dân khi xảy ra trong một trong hai trường hợp sau:
- Khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
- Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Ngoài ra, Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng nêu rõ: Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
2. Có được khám xét chỗ ở khi người dân vắng mặt không?
Căn cứ Điều 195 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:
- Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
- Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 2 người chứng kiến.
- Công an được khám xét chỗ ở và nơi làm việc trong trường hợp nào?
- Công an thi hành lệnh khám xét nhà của một đối tượng tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
3. Ai có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở?
Căn cứ tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét như sau:
- Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật hình sự 2015 có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
- Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
- Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, người có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở là những người sau đây:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Như vậy chỉ có những người được nêu trên mới được ra lệnh khám xét nhà người dân. Đối với trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ra lệnh khám xét thì phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!