Cuồng tín gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tôn giáo, tín ngưỡng xuất phát từ điều tốt, mong muốn hỗ trợ con người vững chắc về mặt tinh thần, có thêm niềm tin, có thêm động lực để phấn đấu và phát triển. Bên cạnh ý nghĩa to lớn ấy, một số người vịn vào niềm tin tôn giáo mà gây ra những hành vi trái pháp luật, bất chấp việc đó có thể khiến họ vướng vào vòng lao lý của pháp luật.
1. Pháp Luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cuồng tín
Cụm từ “Thiên Triều Nam Quốc" trở nên “hot” hơn bao giờ hết khi những tư tưởng về sự lạc hậu, cuồng tín từ những giáo phái, tín ngưỡng sai lệch đã không còn trong xã hội hiện đại nay lại xuất hiện và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Ngày 9/6/2024 vừa qua, 4 người trong vụ việc bắt giữ, đánh đập, hành hạ chị D (con dâu) trong gia đình vì lý do “trừ tà” đã bị khởi tố. Vụ việc trên vào ngày được “phanh phui” đã tạo ra một làn sóng gây hoang mang cho cả xã hội nói chung.
Căn cứ Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Theo đó, việc cuồng tín hoặc lợi dụng tôn giáo để đánh đập, ép buộc người khác như tình huống trên là đi ngược với kim chỉ nam của pháp luật Việt Nam, là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Cuồng tín gây ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị truy cứu hình sự
Căn cứ Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Làm chết người;
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như tình huống trên, cội nguồn của hành vi đó xuất phát từ những suy nghĩ lệch lạc về mê tín, dẫn đến những hành động vi phạm pháp luật.
Không chỉ gây thiệt hại nặng nề cả tinh thần lẫn thể xác cho nạn nhân, tiêu tốn nguồn tài lực của các đất nước, mà còn là tiếng vang xấu tác động lên cả xã hội về một vấn nạn cuồng tín.
Do đó, hành vi cuồng tín có yếu tố nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 10 năm tù.
Ngoài ra, với những trường hợp gây thiệt hại nặng nề về thể xác như vụ việc trên, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
+ Có tính chất côn đồ;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Mức phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 20 năm tù hoặc chung thân.
Tóm lại, hành vi cuồng tín, ngược đãi, đánh đập người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nhân quyền, sức khỏe, sự tự do tín ngưỡng của người khác, thậm chí còn là sự coi thường và không tôn trọng pháp luật. Những người thực hiện hành vi đó, chắc chắn sẽ bị pháp luật xử lý, để trả lại công bằng cho nạn nhân và trả lại sự yên ổn của xã hội.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...