Di chúc có cần công chứng không ?
Di chúc là văn bản thể hiện mong muốn của cá nhân về cách phân chia tài sản cá nhân đó có được sau khi chết. Nhiều người chọn lập di chúc tại văn phòng công chứng nhưng điều này có thật sự cần thiết? Hãy cùng theo dõi dưới bài viết sau của luật Sao Sáng:
Di chúc là gì?
Di chúc là một khái niệm được quy định tại điều 624 bộ luật dân sự 2015 như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Theo đó, một người trước khi chết có thể để lại tài sản cho người khác bằng cách lập di chúc. Theo quan điểm của một số nhà khoa học nghiên cứu về pháp luật thời kỳ La Mã: Di chúc là việc định đoạt tài sản của con người trong trường hợp lúc qua đời với nội dung có sự chỉ định rõ người thừa kế. Như vậy ở thời kỳ La Mã, di chúc đã được ghi nhận là việc định đoạt tài sản của con người. Trong đó ý chí của chính người để lại di sản về việc chuyển tài sản của mình cho ai (người thừa kế) phải được ghi vào phần đầu của di chúc. Điều này cho thấy, pháp luật thực định tại Việt Nam khi quy định về di chúc cũng phản ánh sự tiếp thu pháp luật thời kỳ La Mã.
Quan điểm lập pháp ở Việt Nam qua các thời kỳ đề cho rằng, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khái niệm về di chúc được giữ nguyên từ lần ghi nhận đầu tiên tại BLDS năm 1995 cho đến hiện tại. Mặc dù việc sử dụng từ ngữ có thể khác nhau nhưng đều xác định di chúc là mong muốn, là ý chí dịch chuyển di sản của người trước khi chết cho người còn sống sau khi họ chết.
Thế nào là di chúc là hợp pháp?
Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc hợp pháp thì di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Do đó, để bản di chúc được công nhận thì phải tuân thủ hai điều kiện như đã nêu trên. Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo Bộ luật này. Cụ thể, về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 627). Riêng về Di chúc bằng văn bản bao gồm các hình thức sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Về nội dung: Di chúc phải có các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung này, di chúc có thể có các nội dung khác.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.
Về thời điểm phân chia di sản theo di chúc: Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Thời điểm mở thừa kế là thời gian người có tài sản chết”. Như vậy, chỉ sau khi người để lại di sản mất thì mới có thể phân chia tài sản theo di chúc.
Di chúc có cần phải công chứng?
Tại Điều 635 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ về vấn đề khi lập di chúc có cần công chứng không, cụ thể như sau:
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Như vậy để trả lời cho câu hỏi khi lập di chúc có cần công chứng không đó là không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, khi lập di chúc không công chứng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật . Theo đó, khi tiến hành thủ tục lập di chúc cần:
Tại Điều 636 – Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1.Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc;
2.Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Nội dung của di chúc
Di chúc bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Ngày, tháng, năm lập di chúc.
+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc.
+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.
+ Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác.
Trong khi viết di chúc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi lập di chúc có cần công chứng không mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật Sao Sáng để được hỗ trợ.