Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, phương thức giải quyết như thế nào?
Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị xâm phạm. Tuy nhiên, quy định pháp luật về thừa kế hiện nay khá phức tạp, người dân không nắm được quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào.
Thừa kế là việc chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ (theo di chúc hoặc theo pháp luật) từ một người đã chết sang một cá nhân khác. Thực tiễn hiện nay, việc phân chia di sản thừa kế phát sinh rất nhiều tranh chấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm và quan hệ trong gia đình.
Quyền thừa kế quyền sử dụng đất là gì ?
Quyền thừa kế quyền sử dụng đất là quyền của cá nhân, thành viên hộ gia đình được để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo Luật đất đai năm 2013, đối tượng được để thừa kế quyền sử dụng đất, bao gồm:
1) Cá nhân, thành viên hộ gia đình;
2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyển sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có thể để lại di sản của mình cho người khác thông qua di chúc hoặc theo pháp luật quy định.
Theo đó, có hai hình thức thừa kế tài sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Với mỗi hình thức thừa kế, pháp luật lại có những quy định cụ thể riêng biệt.
Thừa kế theo di chúc
Việc lập di chúc của người để lại di sản là quyền sử dụng đất mà người đó không minh mẫn, không sáng suốt, bị những người đồng thừa kế hoặc người khác đe dọa, cưỡng ép thì di chúc của họ không có hiệu lực quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015.
Người lập di chúc có thể lập di chúc theo nhiều hình thức khác nhau như di chúc bằng văn bản, di chúc có người làm chứng, di chúc miệng, di chúc được công chứng, chứng thực.
Với mỗi hình thức lập di chúc khác nhau, pháp luật đều có quy định cụ thể cho từng hình thức và hình thức của di chúc phải đúng theo các quy định cụ thể này.
Hơn nữa, các hình thức của di chúc đều phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mới được coi là di chúc hợp pháp, từ đó mới có cơ sở để xem xét hiệu lực của di chúc.
Thừa kế theo pháp luật
Hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành quy định rằng nếu người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di chúc vô hiệu, di chúc bị rách nát hư hỏng mà không thể hiện được nội dung của di chúc hoặc những người thừa kế được chỉ định trong di chúc từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Việc hưởng thừa kế theo pháp luật này được chia theo hàng thừa kế, theo đó pháp luật quy định có ba hàng thừa kế, các hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước không có ai hoặc họ từ chối nhận di sản.
Như vậy, nếu di sản là quyền sử dụng đất không được để lại bằng di chúc, hoặc di chúc bị vô hiệu, hết hiệu lực theo quy định của pháp luật thì di sản là quyền sử dụng đất sẽ được chia theo pháp luật cho người thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.
Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013 thì cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
- Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất;
- Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.
Cách thức phân chia thừa kế
Thừa kế theo di chúc
Những người thừa kế có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo chỉ định trong di chúc sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của người chết tương ứng với phần di sản được nhận.
Ngoài ra, để bảo vệ người thân của người để lại di sản, Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng, những người sau đây vẫn được nhận phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không được hưởng di sản theo di chúc hoặc chỉ được hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, những người được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp đất đai thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực: trong trường hợp người để lại di sản là đất đai không lập di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực thì đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đối với tranh chấp thừa kế đất đai có di chúc, những đồng thừa kế được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu chia thừa kế trong thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Công ty Luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực Dân sự nói chung cũng như giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất nói riêng của Quý khách hàng, để tư vấn cho Quý khách hàng có những phương hướng tối ưu và hiệu quả. Trân trọng!