Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Trục lợi từ việc đi từ thiện, pháp luật nói gì?

17:28 CH
Thứ Bảy 19/06/2021
 604

Từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân hoặc từ tổ chức nào đó. Đây là một nghĩa cử cao đẹp xuất phát từ tâm của mỗi người, dù được thể hiện thông qua cách nào thì từ thiện vẫn luôn đáng được trân trọng. Đáng buồn thay, lợi dụng lòng tin của nhân dân, đã có không ít cá nhân, tổ chức đã lấy mác “Từ thiện” để trục lợi cho mình. Pháp luật Việt Nam đã có những văn bản quy định về vấn đề này này như thế nào, hãy cùng luật Sao Sáng tìm hiểu dưới bài viết sau.

Những hành vi "từ thiện" bị xã hội cấm

Căn cứ Điều 9 Nghị định 93/2019 - Nghị định về Tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhà nước nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:

- Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.

- Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.

- Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.

- Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.

- Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ.

Như vây, cá nhân/tổ chức từ thiện phạm vào một trong những hành vi trên chính là phạm vào điều pháp luật nghiêm cấm.

Trục lợi từ các quỹ từ thiện sẽ bị xử lí như thế nào?

Một vấn đề nhức nhối đang được quan tâm hiện nay là việc trục lợi từ các quỹ từ thiện. Trục lợi quỹ từ thiện là hành vi một tổ chức hoặc cá nhân sử dụng tiền lấy từ quỹ từ thiện không đúng mục đích ban đầu. Những hành vi này đương nhiên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Về xử phạt hành chính, căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, pháp luật quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác”, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.

- Nếu hành vi trục lợi có mức độ nghiêm trọng thì cá nhân/tổ chức này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà pháp luật có những định mức phạt tù khác nhau. Mức phạt tù cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu tài sản.

 

Từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp, đáng được vinh danh và trân trọng. Từ thiện trên tinh thần thượng tôn pháp luật cũng là cách đặt để công việc này được tỏa sáng theo đúng bản chất, giá trị tinh thần của nó. Cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi từ thiện cũng cân tuân thủ và sử dụng quỹ từ thiện đúng mục đích và đúng thời gian, không nên vì lợi ích cá nhân mà làm xấu đi nét văn hóa tinh thần của dân tộc, làm ảnh hưởng uy tín, danh dự của bản thân.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .