Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào?

14:28 CH
Thứ Năm 29/06/2023
 220

Quyền về tài sản là một trong các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Do đó, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sẽ bị xử lý theo quy định. Tùy mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau đây Công ty Luật TNHH Sao Sáng xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào?

 Hành vi hủy hoại tài sản của người khác

 Hành vi hủy hoại tài sản của người khác là một trong những hành vi thuộc nhóm xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân. theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017  thì Hành vi hủy hoại tài sản của người khác được cụ thể hóa thông qua hai hành vi là: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

 Cấu thành tội phạm hủy hoại tài sản

 Khách thể của tội phạm

Theo quy định của pháp luật thì hành vi hủy hoại tài sản là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Mặt khách quan của tội phạm

- Hủy hoại tài sản là việc của người có hành vi phạm tội phá hoại tài sản nhà nước, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, cố ý gây thiệt hại làm mất một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng của tài sản đó. Cụ thể, người này có hành vi hủy hoại tài sản của người khác (làm thiệt hại toàn bộ giá trị sử dụng tài sản của tài sản đó) hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác (làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản đó).

- Mặt khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thể hiện ở một trong các hành vi sau:

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên.

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản là vật lạ, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử hoặc văn hóa.

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính vì hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng cũng vi phạm.

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, có hồ sơ tội phạm chưa bị xóa nhưng cũng bị vi phạm.

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội, trật tự và an toàn.

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân và gia đình họ; tài sản là vật kỷ niệm, thánh tích và đồ thờ cúng có giá trị tinh thần đặc biệt cho các nạn nhân.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý. Các đối tượng nhận thức rõ các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của họ và vẫn cố tình thực hiện chúng.

Mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hủy hoại tài sản chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại Khoản 1,2 Điều 178 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại Khoản 3,4 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hình phạt

Căn cứ vào Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bao gồm 05 khung hình phạt: bao gồm 04 hình phạt chính và 01 hình phạt bổ sung. Cụ thể như sau:

Khung hình phạt ở Khoản 1:  người nào có hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác một cách cố ý mà trị giá tài sản từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định ở điểm a, b, c, d, đ của Khoản 1 Điều 178 thì sẽ phải chịu phạt 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

Khung hình phạt ở Khoản 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau: phạm tội có tổ chức; tài sản bị thiệt hại trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; tài sản thuộc đối tượng là bảo vật của quốc gia;  có việc sử dụng các chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm khác: có mục đích nhằm che giấu tội phạm khác; vì lý do phải thi hành công vụ của người bị hại; tái phạm nguy hiểm;

Khung hình phạt ở Khoản 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Khung hình phạt ở khoản 4: Phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.

Khung hình phạt ở Khoản 5: Người phạm tội còn có thể bị phạt số tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc đồng thời có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm lao động hành nghề nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 Lưu ý : Trong trường hợp hành vi người phạm tội đã đầy đủ yếu tố cấu thành về tội phạm mà gây hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản làm thủ đoạn phương thức phạm tội thì người đó chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm ban đầu. Nghĩa là trường hợp này, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một hành vi phạm tội.

Trường hợp người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ cấu thành tội phạm của tội danh ấy. Đối với hành vi phá hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà hành vi ấy là hành vi được thực hiện lần đầu và giá trị tài sản dưới 02 triệu đồng thì người đó chỉ bị xử phạt vi phạm về mặt hành chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .