Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

NGƯỜI BỊ BỆNH TRẦM CẢM CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

16:17 CH
Thứ Năm 10/08/2023
 485

   Trầm cảm là vấn đề chung mà rất nhiều người phải đối mặt trong xã hội hiện đại, tuy nhiên người ta chỉ nói đến trong vài năm trở lại đây khi hệ luỵ mà chứng trầm cảm để lại càng tăng cao.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017).

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ với tương lai rộng mở phía trước…Hiện nay bệnh trầm cảm là căn bệnh phổ biến, đặc biệt là đối với những bạn trẻ. Theo thống kê hiện nay, có đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

 2. Người mắc bệnh trầm cảm có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Trách nhiệm hình sự là điều kiện quan trọng và cần thiết để xác định một người có lỗi hay không khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Chỉ khi có năng lực trách nhiệm hình sự thì mới có thể là chủ thể của tội phạm. Một người với tâm sinh lý phát triển bình thường, khi đạt độ tuổi nhất định sẽ có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp do mắc các bệnh tâm thần nên năng lực này có thể bị hạn chế. Và người trong tình trạng như vậy được coi là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”

Theo đó, trong trường hợp người mắc bệnh trầm cảm khi phạm tội sẽ được đưa đi giám định tâm thần. Nếu kết quả của Hội đồng giám định pháp y cho thấy người bị trầm cảm bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi tại thời điểm trước khi gây án, trong và sau khi gây án thì Toà án hoặc Viện kiểm sát sẽ ra quyết định đưa người đó vào cơ sở điều trị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017):

  1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Toà án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
  2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
  3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Còn trong trường hợp kết quả giám định pháp y cho thấy tuy bị trầm cảm nhưng không đến mức độ mất khả năng nhận thức mà chỉ bị hạn ché khả năng này thì đây sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ tội. (Điểm q-khoản 1-Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017):

  1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

n)  Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng

điều khiển hành vi của mình;

Như vậy có thể thấy, không phải mọi trường hợp có tiền sử bị bệnh tâm thần hay đang bị bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ những người mắc bệnh tâm thần (điều kiện về bệnh lý) đến mức mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình (điều kiện về tâm lý) khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới được coi là thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó kết quả giám định pháp y tâm thần sẽ là yếu tố quan trọng để xác định người bị trầm cảm khi phạm tội giết người có bị truy tố trách nhiệm hình sự hay không.

Trên đây là tư vấn của của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .