Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

NGƯỜI PHẠM TỘI BỊ MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

15:59 CH
Thứ Hai 30/01/2023
 4218

Như thế nào là phạm tội trong trường hợp mất khả năng về mặt nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi? Người phạm tội trong trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

I. Tình trạng mất khả năng, điều khiển hành vi là gì?

Pháp luật Hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng về nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Quy định cụ thể tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017).

Như vậy Bộ luật hình sự hiện hành quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự gồm: Tình trạng không có trách nhiệm hình sự có nguyên nhân từ việc người thực hiện hành vi mắc các bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình. Áp dụng vào thực tiễn thì việc mất khả năng về nhận thức hoặc khả năng làm chủ về hành vi có thể tồn tại dưới hai dạng cụ thể như sau:

Thứ nhất: Do mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội (như là các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần...). Đặc điểm chung của dạng này là hành vi của người bị mắc các bệnh này được diễn ra một cách rất tự nhiên, có thể là do các yêu tố liên quan đến di truyền hoặc do môi trường. Pháp luật hình sự quy định những trường hợp mắc bệnh này do các nguyên nhân nêu trên là những người mất năng lực hành vi do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi họ gây ra.

Thứ hai: Do tác động của yếu tố chủ quan dẫn đến hình thành bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này do có sử dụng các chất kích thích, chất cấm (như ma túy, rượu, bia,....).

Như vậy, người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn:

– Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;

– Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi; hoặc tuy có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.

Theo quy định trên của pháp luật; người mắc bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi và mất năng lực trách nhiệm hình sự

II. Trách nhiệm hình sự với người mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi

Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh, cụ thể như sau:

"Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự".

Như vậy nếu người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích mạnh khác dẫn đến hậu quả khiến cho người đó mất khả năng về nhận thức hoặc không khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình gây ra.

III. Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần khi vi phạm pháp luật hình sự

Khi có căn cứ xác định người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần cần tiến hành giám định pháp y. Căn cứ vào kết quả giám định để đưa ra kết luận bệnh trạng đối người phạm tội. Từ bệnh trạng có thể xác định được hai trường hợp:

- Người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ bị hạn chế năng lực hành vi.

- Người phạm tội bị mắc bệnh tâm thần và mất năng lực hành vi.

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

IV. Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vẫn tồn tại trường hợp người mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ bị hạn chế năng lực hành vi; Như vậy người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bình thường nhưng trước khi kết án mắc bệnh tâm thần thuộc Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Sau đó sẽ tiến hành áp dụng bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng trên; sau khi khỏi bệnh, có thể tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy người phạm tội mắc bệnh tâm thần và mất năng lực hành vi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.  Nếu chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 21, Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng xin gửi đến quý bạn đọc về quy định của pháp luật khi người mất khả năng nhận thức phạm tội. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chung tôi qua hotline 0936.56.36.36 - 0972172757 hoặc email: luatsaosang@gmail.com để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .