Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng cháy chữa cháy? Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

14:55 CH
Thứ Hai 24/06/2024
 213

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là vấn đề luôn được Nhà nước ta thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo từng cá nhân, cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh và nâng cao trách nhiệm trong công tác PCCC. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, số lượng vụ cháy diễn ra ngày càng nhiều, để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây thiệt hại và tổn thất lớn về tính mạng, tài sản của người dân. Vậy hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về xử lý vi phạm trong phòng cháy chữa cháy? Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác phòng cháy, chữa cháy?

1. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong phòng cháy chữa cháy

1.1 Xử phạt hành chính

Theo Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm trong cháy, nổ thì:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.

1.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì:

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy có mức hình phạt cao nhất đến 12 năm tù.

2. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng cháy chữa cháy:

Theo Điều 5 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy quy định: “Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Vậy theo quy định trêm, công tác PCCC không phải của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn dân. Do đó, để hạn chế những hậu quả đáng tiếc do cháy nổ xảy ra, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức cần có trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cụ thể:

Thứ nhất, đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

  • Tổ chức tuyên truyền, phổ kiến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy; thành lập, dy trì hoặt động của đội PCCC theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC.
  • Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, sử dụng kinh phí PCCC đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ PCCC; xay dựng, tổ chức phương án PCCC; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và tổ chức chữa cháy, khắc phục hậu quả do cháy gây ra.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác về PCCC theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, cá nhân có trách nhiệm:

  • Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC của người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  • Tuân thủ pháp luật và nắm vứng kiễn thức cần thiết về PCCC và biết cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng.
  • Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy.
  • Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.
  • Thường xuyên kiểm tra, khắc phục kịp thời nguy cơ gây ra cháy, nổ.
  • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
  • Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về PCCC.

Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Qúy bạn đọc về nội dung quy định của pháp luật về thời gian nghỉ phép của người lao động trong năm. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline 0936653636 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .