Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

SỬ DỤNG TIỀN GIẢ SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

9:36 SA
Thứ Ba 22/11/2022
 499

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin quảng cáo, rao bán tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau và hình thức rao bán công khai đa dạng. Những hành vi này đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Để xử lý hành vi liên quan đến tiền giả, Bộ luật Hình sự ghi nhận rõ tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân tùy từng điều khoản, bên cạnh đó còn ghi nhận hình phạt tiến, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vậy sử dụng tiền giả sẽ bị xử phạt như thế nào? Dùng tiền giả có bị phạt tù?

1. Tiền giả là gì?

Tiền giả được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau: tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.

Tiền giả là loại tiền không phải nhà nước phát hành vì loại tiền này được tạp ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu trục lợi bất hợp pháp. Để thực hiện hành vi sản xuất và lưu hành tiền giả thưởng không chỉ một cá nhân mà phần lớn được thực hiện bởi nhiều người, mỗi người ở mỗi giai đoạn khác nhau.

2. Sử dụng tiền giả bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định như sau:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

- Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyền tiền giả;

- Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

- Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật

Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ

- Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ

- Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định về xử lý tiền giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

- Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý;

- Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả;

- Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

3. Sử dụng tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Do đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đều có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Việc sử dụng tiền giả thuộc vào hoạt động lưu hành tiền giả nên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến Quý bạn đọc về mức xử phạt hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .