TÌNH TIẾT MỚI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN? THÔNG BÁO VÀ XÁC MINH NHỮNG TÌNH TIẾT MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN?
Trong các vụ án khi xuất hiện tình tiết mới sẽ có thể làm thay đổi nội dung vụ án. Vậy câu hỏi đặt ra những tình tiết mới trong vụ án là gì và được phát hiện thông qua những nguồn nào? Và khi có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm?
1. Thế nào là “tình tiết mới”, cách xác định "tình tiết mới”?
“Tình tiết mới” là những tình tiết sự việc, diễn biến mà đương sự, người tham gia tố tụng chưa cung cấp cho Tòa án, cũng như Tòa án cũng không biết đến sự tồn tại của loại tình tiết mới này và sự xuất hiện của tình tiết mới này có thể làm thay đổi căn bản nội dung của bản án, quyết định khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
+ Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án mà Tòa án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Tòa án đã giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
+ Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án,làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Tòa án tái thẩm thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
+ Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Tòa án muốn xác định được phải qua quá trình xem xét lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án. Tòa án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đa có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm của Tòa án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới.
Căn cứ Điều 353 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện được quy định như sau:
“1. Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.
2. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.”
Theo đó:
- Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Căn cứ theo Điều 50 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nguồn phát hiện vi phạm pháp luật, tình tiết mới
1. Đơn của người bị kết án; thông báo, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp.
3. Kết quả kiểm tra, thanh tra công tác nghiệp vụ; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
4. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến vụ án.
Như vậy, những tình tiết mới trong vụ án hình sự được phát hiện thông qua những nguồn sau:
- Đơn của người bị kết án; thông báo, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp.
- Kết quả kiểm tra, thanh tra công tác nghiệp vụ; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến vụ án.
2.Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện?
Theo Điều 399, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
“1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.
3. Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.”
Qua điều luật trên ta có thể, xuất phát từ nguyên tắc dân chủ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 của nước ta quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
Khi nhận được thông tổ chức xã hội có quyền giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và tin của người bị kết án, cơ quan, tổ chức và các công dân khác thì Tòa án, viện kiểm sát phải gửi những thông tin này cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm để ra quyết định xác minh những tình tiết đó. Đây cũng là điểm khác nhau giữa thủ tục kháng nghị của giám đốc thẩm và tái thẩm, giám đốc thẩm không có thủ tục xác minh những tình tiết mới trước khi kháng nghị. Ngoài ra, các tình tiết mới còn được phát hiện bởi chính Viện kiểm sát thông qua báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp và kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ. Đây là quyền và cũng là nghĩa vụ của Viện kiểm sát trong quá trình thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát việc xét xử.
Quá trình xác minh những tình tiết mới được phát hiện thực chất cũng là một hoạt động điều tra do Viện kiểm sát tiến hành nhằm xác định có hay không có tình tiết mới đó và giá trị pháp lí của những tình tiết mới đó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay không.
Kết quả của việc xác minh những tình tiết mới phải được thể hiện bằng văn bản báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và người này quyết định kháng nghị hay không kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.
Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra quyết định tái thẩm định và chuyển hồ sơ cho Tòa án có quyền thẩm định để tiến hành kiểm tra lại theo thủ tục tái thẩm định. Còn ngược lại, nếu không có căn cứ kháng nghị thì Viện trưởng Viện kiểm sát phải trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người phát hiện ra những điều mới đó được biết rõ về lý do của công việc không kháng.
Quy định một mặt nâng cao hơn trách nhiệm của người có thẩm quyền đối với các yêu cầu của công dân. Đồng thời việc giải thích lý do vì sao không kháng nghị cũng là cách để giải thích cho người dân có thể hiểu thêm các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tái thẩm. Qua đó góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân.
Nếu trong trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của BLTTDS 2015.
- Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!