Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

TỐ GIÁC, BÁO TIN TỘI PHẠM SAI SỰ THẬT BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

14:43 CH
Thứ Sáu 12/07/2024
 78

Tố giác tội phạm là việc mà cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm đối với cơ quan có thẩm quyền. Vậy nếu như người có hành vi tố giác tội phạm sai sự thật bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Tố giác, báo tin về tội phạm là gì?

Theo điểm d khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 giải thích nguồn tin về tội phạm bao gồm:

  • Tố giác, tin báo về tội phạm
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • Lời khai của người phạm tội tự thú
  • Thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

Trong đó, theo tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

"Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là các căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Cố ý tố cáo sai sự thật có thể bị phạt 7 năm tù - Ảnh 1.

2. Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật bị xử lý thế nào?

Theo khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

2.1 Xử phạt hành chính

Theo Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, mức phạt đối với hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật như sau:

“Điều 9. Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Theo quy định trên, đối với hành vi cố ý tố giác tội phạm, báo tin về tội phạm sai sự thật sẽ bị xử lý hành chính từ 1 triệu đến 5 triệu đồng. Nếu cố ý tố giác tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền hay lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 15 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, hành vi tố giác tội phạm sai sự thật sẽ bị tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính.

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017, tội vu khống được quy định như sau:

"Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 46%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Có thể thấy hành vi bịa đặt người khác phạm tội rồi tố cáo với cơ quan chức năng cũng là hành vi tố giác tội phạm, báo tin sai sự thật. Theo đó, người có hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống với hình phạt cao nhất đến 7 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

2.3. Xử lý kỷ luật

Tại Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo thì cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .