XÂM NHẬP GIA CƯ BẤT HỢP PHÁP SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT?
Chỗ ở, nhà ở là nơi công dân dùng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, cá nhân, tổ chức lợi dụng sơ hở, niềm tin của chủ sở hữu để xâm nhập trái phép nhằm chiếm đoạt hoặc có mục đích khác. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Vậy, hành vi xâm phạm gai cư bát hợp pháp sec bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình sự năm 2013
Hiến pháp năm 2013
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
2. Thế nào là xâm phạm cư gia bất hợp pháp
Theo quy định tại Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định về nơi ở hợp pháp và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
"Điều 22.
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định."
Như vậy, việc “xâm nhập gia cư bất hợp pháp”, tự ý xâm phạm vào chỗ ở của người hác mà không có sự đồng ý của họ là trái với quy định.
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người kahsc sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ vào mức độ phạm tội.
3. Xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác chưa có quy định cụ thể nhưng nó được quy định tương tự tại Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 về chiếm giữ trái phép tài sản của người khác, trong đó có nhà ở thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy đinh tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
…
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này."
…”
Đồng thời, pháp luật còn quy định xử phạt đối với hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ theo Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 59. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ."
4. Xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm chỗ ở cuả người khác
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2017 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
"Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
1. Người nào không thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a, Khám xét trái phép chỗ ở của người khác;
b, Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm".
Như vậy, đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác nhẹ thì sẽ phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù tháng 03 tháng 02 năm.
Trên đây là nội dung Luật Sao Sáng xin gửi đến quý bạn đọc về xử lý đối với các trường hợp xâm phạm chỗ ở của người khác trái phép . Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936.56.36.36 – 0972.17.27.57 hoặc email: luatsaosang@gmail.com để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.