Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

13:54 CH
Thứ Hai 19/07/2021
 540

Quyền hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của mỗi người và được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Bất kỳ việc sử dụng các hình ảnh cá nhân vì mục đích gì thương mại hay phi thương mại cần sự cho phép của cá nhân đó trừ một số trường hợp nhất định. Pháp luật quy định như thế nào về quyền hình ảnh của cá nhân? Hành vi xâm phạm quyền hình ảnh thì bị xử lý như thế nào?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là gì?

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng hình ảnh và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.

Sử dụng hình ảnh của người khác để phục vụ mục đích quảng cáo, bán hàng mà chưa xin phép có được hay không? Theo quy định tại điều 32 bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền hình ảnh của cá nhân như sau:

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại mà không được đồng ý là vi phạm pháp luật. Người bị sử dụng hình ảnh có quyền yêu cầu toà án ra quyết định buộc người vi phạm thu hồi, tiêu huỷ, chấm dứt sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại (nếu có)

Tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác sẽ bị xử lí như thế nào?

Khi sử dụng trái phép hình ảnh của người khác có thể bị xử phạt theo khoản 3 điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.”

Trường hợp sử dụng hình ảnh làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hình sự về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Các trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân mà không phải xin phép

  • Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
  • Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Phải làm gì khi hình ảnh cá nhân bị xâm phạm? 

Theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015:

"Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật."

Vấn đề bảo vệ hình ảnh của cá nhân trong bối cảnh hiện nay (với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội, các báo điện tử) đang được quan tâm và chú trọng. Khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm, cá nhân có quyền bảo vệ quyền nhân thân này của mình thông qua các phương thức:

- Thứ nhất, yêu cầu Tòa án ra quyết định liên quan bao gồm buộc chủ thể vi phạm hoặc liên quan phải: thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại (nếu có);

- Thứ hai, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc xâm phạm đến hình ảnh cá nhân thường kéo theo sự vi phạm đến các quyền nhân thân khác của cá nhân như quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư và xâm phạm đến quyền của cá nhân được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín... thì cá nhân bị xâm phạm được quyền yêu cầu người xâm phạm phải bồi thường.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .