Người nước ngoài có được chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam không?
“Người nước ngoài” là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và là người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài có được chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam không?
1. Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật nhà ở năm 2023 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm những tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và theo quy định của pháp luật có liên quan; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và cuối cùng là cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp sẽ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Như vậy, nếu đáp ứng được điều kiện nêu trên thì người nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể nếu người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải nhập cảnh vào Việt Nam
2. Người nước ngoài có được chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam hay không?
Theo quy định của Chính phủ cấm các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở để bán lại nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời tuy nhiên nếu đang sử dụng mà không còn nhu cầu nữa nhưng phải còn thời hạn sở hữu nhà ở thì người nước ngoài được phép bán lại nhà ở đang sử dụng cho cá nhân, tổ chức khác nhưng phải đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, cụ thể:
- Nếu người nước ngoài muốn bán/chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
- Nếu người nước ngoài muốn bán/chuyển nhượng hoặc tặng cho tổ chức, cá nhân nược ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân đó sẽ chỉ được sở hữu nhà trong thời gian còn lại và vẫn sẽ được gia hạn đẻ sở hữu thêm nhưng phải được Nhà nước xem xét theo quy định tại Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Ngoài ra, người nước ngoài khi chuyển nhượng còn phải chịu nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác cho Nhà nước Việt Nam theo quy định có các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, người nước ngoài khi sở hữu căn hộ hợp pháp tại Việt Nam thì có quyền chuyển nhượng căn hộ đang sở hữu cho người Việt Nam, và người Việt Nam khi mua căn hộ sẽ được sở hữu lâu dài còn người chuyển nhượng sẽ phải hoàn tất phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác cho Nhà nước Việt Nam
Ngoài ra cần lưu ý thêm về điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, cụ thể tại Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD quy định như sau:
- Cá nhân tổ chức đã nhận bàn giao hoặc chưa nhận bàn giao khi mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cá nhân, tổ chứ nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đang đã nhận chuyển nhượng trước đó cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Như vậy cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức cá nhân khác khi chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, khi cá nhân, tổ chức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho cá nhân, tổ chức khác thì phải chuyển nhượng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Nếu như hợp đồng mua bán với chủ đầu tư có nhiều nhà ở (căn hộ, căn nhà riêng lẻ) thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà trong hợp đồng đó; bên chuyển nhượng phải lập hợp đồng mua bán nhà ở chuyển nhượng hoặc lập phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực thực thủ tục chuyển nhượng hợp đồng với một hoặc một số nhà trong tổng số nhà đã mua của chủ đầu tư.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...