Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Thủ tục xin Giấy phép sản xuất nước rửa tay diệt khuẩn 2022

10:09 SA
Thứ Ba 24/05/2022
 596

            Nước rửa tay là một loại chế phẩm chứa các hoạt chất diệt khuẩn được sử dụng trực tiếp để diệt khuẩn. Để thực hiện sản xuất loại chế phẩm này cơ sở sản xuất cần phải tuân thủ và đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Luật Sao Sáng xin cung cấp tới Quý khách hàng thủ tục xin giấy phép sản xuất nước rửa tay theo quy định cùa pháp luật như sau:

Giấy phép sản xuất nước rửa tay là gì?

          Đối với một số loại hàng hoá, pháp luật quy định cơ sở sản xuất phải thực hiện việc một số thủ tục hành chính nhất định trước khi đi vào sản xuất nhằm quản lý hoạt động sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi hàng hoá được lưu hành trên thị trường. Các thủ tục hành chính này có thể là việc xin cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất, các thủ tục tự công bố,….

         Nước rửa tay là một loại chế phẩm một loại chế phẩm diệt diệt khuẩn, có chứa hoạt chất diệt khuẩn, có tên thương mại riêng và được sử dụng trực tiếp để diệt diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 91/2016/NĐ-CP cơ sở sản xuất chế phẩm nước rửa tay cần phải hoàn thành việc công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm.

Như vậy giấy phép sản xuất nước rửa tay mà cơ sở sản xuất cần thực hiện là việc công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm.

Điều kiện cơ sở sản xuất cần đáp ứng?

Điều kiện về nhân sự

- Có ít nhất 01 người chuyên trách về an toàn hóa chất đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có trình độ từ trung cấp về hóa học trở lên;

+ Là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất;

Điều kiện về nhà xưởng, kho chứa

- Có phòng kiểm nghiệm kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng hoạt chất của chế phẩm do cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không có phòng kiểm nghiệm thì phải có hợp đồng thuê cơ sở kiểm nghiệm có đủ năng lực theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2016/NĐ-CP

- Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

- Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

- Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.

- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.

- Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.

- Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất

- Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

- Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

- Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều kiện về công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì

- Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.

- Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

- Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Cụ thể được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT

Hồ sơ thực hiện

- Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm theo mẫu

- Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II 

- Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, kho.

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất.

Yêu cầu đối vói hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm:

- Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất làm thành 01 bộ bản giấy kèm theo bản điện tử định dạng PDF;

-Các tài liệu trong hồ sơ phải được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự nêu trên; giữa các phần có phân cách, có trang bìa và danh mục tài liệu;

-Giấy tờ về sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, kho, danh mục trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất phải có xác nhận của cơ sở sản xuất.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Thẩm quyền: Sở Y tế nơi cơ sở đặt nhà xưởng sản xuất

Thời gian: từ 03-05 ngày làm việc

Quy trình thực hiện

- Nộp hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất: Cơ sở sản xuất thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Sở Y tế nơi đặt nhà xưởng sản xuất Trường hợp Sở Y tế triển khai công bố trực tuyến thì thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến.

- Nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất:

+ Đối với thủ tục công bố trực tiếp: sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Sở Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm.

+ Đối với thủ thục công bố trực tuyến:  Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký trực tuyến, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ trực tuyến là văn bản điện tử có chữ ký số của cơ quan tiếp nhận hồ sơ và có giá trị pháp lý như kết quả thủ tục hành chính giải quyết theo phương thức thông thường.

Những thay đổi trong quá trình sản xuất cần thực hiện thông báo với Sở y tế

- Trong quá trình hoạt động, cơ sở sản xuất có trách nhiệm cập nhật thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau:

+ Thay đổi về nhân sự: Văn bản đề nghị cập nhật thông tin công bố đủ điều kiện kèm theo Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II

+ Thay đổi về diện tích nhà xưởng, kho: Văn bản đề nghị cập nhật thông tin công bố đủ điều kiện kèm theo Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, kho

+ Thay đổi về trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất, chế phẩm: Văn bản đề nghị cập nhật thông tin công bố đủ điều kiện kèm theo Danh mục trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất

+ Thay đổi tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ: Văn bản đề nghị cập nhật thông tin công bố đủ điều kiện.

- Trường hợp cơ sở chuyển địa điểm hoặc bổ sung nhà xưởng sản xuất trong cùng một địa bàn tỉnh thì phải thực hiện lại thủ tục xin giấy phép sản xuất gel rửa tay diệt khuẩn

- Trường hợp cơ sở sản xuất thay đổi địa điểm sản xuất từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải thông báo với Sở Y tế nơi cơ sở sản xuất đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện sản xuất trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển địa điểm sản xuất.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936 65 36 36 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .