Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Vợ ép chồng đưa lương có phải là “cưỡng đoạt tài sản” hay không?

16:30 CH
Thứ Hai 29/01/2024
 107

Trên thực tế, việc các bà vợ thường là người nắm giữ phần lớn thu nhập của chồng mình. Các ông chồng thường chỉ giữ lại một khoản nhỏ để chi tiêu hoặc nhận tiền tiêu theo tuần từ vợ. Nhiều ông chồng mặc định cứ đến ngày nhận lương là phài chuyển hết tiền cho vợ khiến nhiều người không thoải mái vì “tiền của mình nhưng phải đưa cho người khác giữ” thậm chí nhiều bà vợ còn dùng những biện pháp khác nhau ép chồng mình phải nộp lương. Điều này khiến các ông chồng rất bức xúc và có thắc mắc rằng không biết những hành động này có vi phạm pháp luật hay không. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này.

1. Quy định của pháp luật về tội “cưỡng đoạt tài sản”

Tội “cưỡng đoạt tài sản” được quy định rõ ràng tại Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Theo Điều 170, cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản và tùy vào số tiền chiếm đoạt người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù. Đối với trường hợp cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

2. Vợ ép chồng đưa lương có phải là “cưỡng đoạt tài sản” hay không?

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng

”.

Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cách thức vợ chồng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung:

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.

Theo Điều 33, tiền lương của chồng là thu nhập do lao động mà có nên đây được coi là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, việc sử dụng tài sản này thế nào sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận. Trường hợp người vợ chiếm giữ tài sản chung để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình gồm sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh và những nhu cầu khác của hai vợ chồng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản như tiền lương của mỗi người là tài sản riêng, thì việc vợ chiếm giữ tiền của chồng sẽ bị cho là hành vi vi phạm và sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .