Quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Quy định pháp luật hiện nay về đối thoại tại nơi làm việc, nội dung đối thoại tại nơi làm việc hiện nay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý: Bộ Luật Lao động 2019
1.Đối thoại tại nơi làm việc là gì
Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:
“Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”
Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc trao đổi trực tiếp giữa NSDLD với NLD hoặc đại diện tập thể lao động với NSDLD nhằm chia sẻ thông tin tăng cường sự hiểu biết giữa NLĐ và NSDLĐ để đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở. Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung NLĐ được biết, được tam gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát.
2.Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc
Công ty phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Định kỳ ít nhất một năm một lần
- Khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên
- Khi có các vụ việc quy định tại Bộ luật lao động 2019: Khi xây dựng Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành cồn việc (điểm a khoản 1 Điều 36); cho NLĐ thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Đ42); xây dựng phương án sử dụng lao động (Đ44); xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng (Đ93, 104); ban hành nội quy lao động (Đ118); tạm đình chỉ công việc của NLĐ (khoản 1 Điều 128) .
3. Nội dung tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội dung đối thoại tại nơi làm việc cụ thể sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
- Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
- Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Theo đó, đối thoại tại nơi làm việc gồm những nội dung sau:
- Nội dung đối thoại bắt buộc:
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
+ Phương án sử dụng lao động.
+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
+ Thưởng
+ Nội quy lao động
+ Đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
- Ngoài nội dung bắt buộc trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thoả thuận khác tại nơi làm việc;
+ Điều kiện làm việc;
+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
4. Công ty không tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm đối thoại nơi làm việc như sau:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
- Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
- Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
- Không báo cái tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy. khi công ty không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!