Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả bị xử lý như thế nào ?

15:50 CH
Thứ Năm 04/04/2024
 52

Sao chép tác phẩm là một thực trạng diễn ra phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người cho rằng mọi hành vi sao chép tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi sao chép tác phẩm nào cũng là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Ví dụ, sao chép tác phẩm nhằm học tập của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại thì không xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật. Do đó, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, việc trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến sao chép tác phẩm là hết sức cần thiết. 

I. Quy định pháp luật liên quan đến sao chép tác phẩm

1. Sao chép tác phẩm là gì?

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 quy định: “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Như vậy, sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Như vậy, sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

2. Trường hợp nào được xem là sao chép tác phẩm hợp pháp?

Theo Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022, các trường hợp sao chép tác phẩm không xâm phạm quyền tác giả gồm:

  • Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;

  • Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;

  • Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;

  • Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

Việc sao chép tác phẩm đã công bố nêu trên không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm; Việc sao chép này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.

Ngoài ra, còn một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật được quy định tại Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022.

II. Sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Như vậy, sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .