Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA)

13:59 CH
Thứ Bảy 25/02/2023
 672

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU hay còn gọi tắt là EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, là hai hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA mang tới nhiều kỳ vọng về thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư. Những cam kết rộng mở trong EVFTA sẽ góp phần thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư Châu Âu mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Vậy việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được quy định như thế nào? Mời quý độc giả tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU được đánh giá là toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong đó, thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Mục C Điều 12 Sở hữu trí tuệ bao gồm 5 tiểu mục là các quy định chung về thực thi, thực thi dân sự, nhà cung cấp dịch vụ trung gian, kiểm soát biên giới và các quy định khác liên quan đến thực thi.

1. Các quy định chung về thực thi

Hiệp định EVFTA quy định những nghĩa vụ chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà các quốc gia phải tuân thủ. Điều 12.43 Nghĩa vụ chung quy định cụ thể:

“1. Mỗi bên phải quy định các biện pháp, thủ tục và chế tài bổ sung cần thiết theo Mục này để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ; các biện pháp, thủ tục và chế tài đó phải hợp lý và công bằng, không được tốn kém hoặc phức tạp một cách không cần thiết hoặc đòi hỏi thời hạn bất hợp lý hoặc có những trì hoãn không có cơ sở;

2. Các biện pháp, thủ tục và chế tài phải hữu hiệu, cân xứng và phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các rào cản đối với thương mại hợp pháp và nhằm tạo ra các biện pháp an toàn chống lại việc lạm dụng.”

2. Thực thi dân sự

Về biện pháp dân sự: Theo đó, người có quyền nộp đơn được quy định tại Điều 12.44, bao gồm:

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của pháp luật được sử dụng

- Tất cả những người được phép sử dụng những quyền sở hữu trí tuệ

- Tổ chức quản lý tập thể quyền sở hữu trí tuệ

- Tổ chức nghề nghiệp

3. Kiểm soát biên giới

Về biện pháp kiểm soát biên giới: Theo quy định tại Điều 12.59, cơ quan hải quan phải, trên cơ sở các kỹ thuật phân tích rủi to, chủ động trong việc phát hiện và xác định các chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan này phải hợp tác với chủ thể quyền, bao gồm việc cho phép cung cấp thông tin để phân tích rủi ro.

4. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Theo đó, tại Điều 12.55 mỗi bên phải quy định giới hạn hoặc miễn trù trong pháp luật quốc gia liên quan đến trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan xảy ra trên mạng viễn thông liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Đặc biệt, Hiệp định bao gồm những cam kết chi tiết về hợp tác giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Chế định về sở hữu trí tuệ là một trong những khía cạnh cam kết của EVFTA có tác động lớn tới thể chế pháp luật và thực thi của Việt Nam. Liên minh Châu Âu là khu vực xuất khẩu các sản phẩm sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới, do đó bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ luôn được các nước thuộc EU đặc biệt chú trọng. Về phía mình, Việt Nam cần có những giải pháp để cải thiện công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .