Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

16:28 CH
Thứ Tư 25/08/2021
 1264

Hiện nay, tình trạng ông bà, cha mẹ già yếu sống cô đơn, xa con cháu ngày càng gia tăng. Hiện tượng con cháu không chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ dồn hết trách nhiệm cho người giúp việc, đưa vào trung tâm dưỡng lão; thậm chí vô lễ, đánh đập ông bà, cha mẹ là những hành vi vô lễ, bất hiếu.

Nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ

Nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ được quy định tại Điều 70, 71, 104 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể:

  • Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
  • Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình
  • Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
  • Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ theo quy định của pháp luật:

Theo quy định của pháp luật thì hành vi ngược đãi được hiểu là hành vi không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc như:

  • Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và các mặt sinh hoạt hằng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;
  • Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:

+ Ông bà nội, ông bà ngoại;

+ Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.

Căn cứ vào tính chất, mức độ khác nhau của hành vi; khi con cháu có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính khi ngược đãi ông bà, cha mẹ:

Con cháu có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bị xử phạt hành chính thì mức phạt được quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/ND-CP như sau:

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
  • Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật;
  • Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu;
  • Theo quy định trên, việc ngược đãi ông bà, cha mẹ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 2.000.000 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ngược đãi ông bà, cha mẹ:

Hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bên cạnh bị xử phạt hành chính, những người con, cháu bất hiếu còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù cao nhất là 20 năm hoặc chung thân.
  • Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
  • Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất 05 năm tù.
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 186 Bộ luật Hình sự  với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy, đối với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ tùy vào hành vi, mức độ vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau qua đó thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Con cháu phải thể hiện bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ để chăm sóc, phụng dưỡng những người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh lòng hiếu thảo và sự kính trọng của con, cháu trong quan hệ ứng xử với ông bà, cha mẹ của mình. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, mỗi người khi giữ các vai trò đều ý thức, nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình để tránh việc xao nhãng, không làm tròn bổn phận hoặc vô tình vi phạm pháp luật. Quan trọng nhất, mỗi người trong chúng ta cần ý thức được giá trị của gia đình – tổ ấm thiêng liêng để cũng nỗ lực thực hiện tốt những vai trò của mình.

Trên đây là quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ của chúng tôi cung cấp đến độc giả. Đồng thời, Công ty Luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc quy định của pháp luật về lĩnh vực Hôn nhân gia đình nói chung cũng như hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ nói riêng. Trân trọng!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .