Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

HỦY HOẠI RỪNG TRÁI PHÉP BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

13:19 CH
Thứ Tư 02/08/2023
 365

Trong những năm gần đây, chạy theo nhu cầu phát triển kinh tế rừng nên ở nhiều địa phương, người dân đã tìm mọi cách để lấn rừng, phá rừng làm kinh tế. Việc là đó để lại hậu quả nặng nề cho môi trường và đời sống con người. Cũng chính điều đó nên tình hình giải quyết vụ án liên quan đến quản lý khai khác, bảo vệ rừng ngày càng nhiều và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vậy, pháp luật có hình phạt như thế nào đối với hành vi phá hoại rừng trái pháp luật? Mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây!

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 35/2019/NĐ-CP

2. Khái niệm tội hủy hoại rừng

Hủy hoại rừng là một trong các tội phạm về môi trường, đây là hành vi cố ý làm cho quần thể trong sinh thái rừng (nguồn tài nguyên rừng, cây rừng,…) bị hủy hoại, bị chết hàng loạt. Hành vi hủy hoại rừng là những hành vi cố ý đốt, chặt phá rừng trái phép hoặc có những hành vi khác làm cho rừng bị tan nát, bị hư hỏng, bị diệt phá và cây rừng bị chết hàng loạt, làm cho diện tích rừng và giá trị lâm sản bị thiệt hại.

Tội hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, được thực hiện một cách cố ý như đốt, phá rừng trái phép hoặc hành vi khác, làm cho rừng mất hoàn tòan gtrị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng kể, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ rừng của Nhà nước, gây thiệt hại cho môi trường sinh thái.

3. Quy định cấu thành tội phạm cơ bản của tội hủy hoại rừng

Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 là một tội phạm cụ thể thuộc nhóm đối tội phạm về môi trường nên có đầy đủ các dấu hiệu định tội và các dấu hiệu định khung hình phạt. Tại Bộ luật Hình sự đã làm rõ về cấu thành tội phạm cơ bản của tội hủy hoại rừng tại Khoản 1 Điều 243.

  • Về khách thể: là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự quy định, bảo vệ và bị các hành vi: Đốt rừng trái phép, phá rừng trái phép, hành vi khác hủy hoại rừng, xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, xâm phạm đến chế độ bảo về và phát triển rừng Nhà nước. Đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng là rừng tự nhiên do Nhà nước quản lý hoặc giao cho cơ quan, tổ chức quản lý. Theo quy định tại Điều 243 Bộ luật hình sự 2015 thì đối tượng tác động trực tiếp của hành vi hủy hoại rừng bao gồm: Cây trồng chưa thành rừng, rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, IIA có mức định lượng về diện tích hoặc giá trị lâm sản bị thiệt hại theo quy định.
  • Mặt khách quan: hành vi khách quan là các hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hành vi khác hủy hoại rừng. Về dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thì tội hủy hoại rừng là tội có cấu thành vật chất.
  • Chủ thể của tội hủy hoại rừng: là người có năng lực hành vi hình sự bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội. Theo khoản 5 Điều 243 Bộ luật hình sự 2015 đã xây dựng chủ thể tội phạm mới trong tội hủy hoại rừng là pháp nhân thương mại.
  • Mặt chủ quan: Đối với tội hủy hoại rừng, lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý.  Chủ thể phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hây quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậy quả xảy ra.

4. Hình phạt đối với tội hủy hoại rừng trái phép

a, Xử phạt hành chính hành vi hủy hoại rừng

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được quy định tại Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP:

“Hành vi chặt, đốt, phá rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

Khoản 1: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Khoản 2: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp phá rừng sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Khoản 3: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Khoản 4: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp phá rừng sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 9.000 m2 đến dưới 12.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 300 m2 đến dưới 400 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Khoản 5: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 2.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 500 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

Khoản 6: Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 18.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 600 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

b, Xử lý hình sự

Căn cứ theo Điều 243 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội hủy hoại rừng như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);

đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);

h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;

b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;

c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;

d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc quy định xử lý về hành vi hủy hoại ừng trái phép. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .