Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

NHỮNG TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

8:41 SA
Thứ Năm 28/03/2024
 86

Những vụ án hình sự xảy ra, thông thường sẽ có những tình tiết tăng nặng bản án hoặc có thể giảm nhẹ đi. Để hiểu được rõ hơn về các tình tiết tăng nặng trong các vụ án hình sự, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

1. Tình tiết tăng nặng của vụ án hình sự là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay đổi mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội theo hướng nặng hơn.

2. Trường hợp được áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

Theo khoản 1 điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, có 15 tình tiết tăng nặng bao gồm:

a, Phạm tội có tổ chức;

b, Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d, Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ, Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e, Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g, Phạm tội 02 lần trở lên;

h, Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

3. Trường hợp cần lưu ý khi áp dụng tình tiết tăng nặng

Theo khoản 2 điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”, cụ thể như: chính tội đó đã nằm trong tình tiết tăng nặng. Ví dụ như khi kết án một người phạm tội tổ chức đua xe trái phép thì không áp dụng theo điểm a, khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là phạm tội có tổ chức.

4 Diễn giải các trường hợp áp dụng tình tiết tăng nặng

* Phạm tội có tổ chức: có sự câu kết giữa 02 đối tượng tham gia phạm tội trở lên, là nền tảng để những người tham gia phạm tội có khả năng thực hiện tội phạm trong những lần tiếp theo.

Ví dụ: tội cướp tài sản, điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội phạm theo dõi nạn nhân sau đó lên kế hoạch để thực hiện hành vi phạm tội một cách nhanh nhất và cố gắng bằng mọi cách có thể che dấu được hành vi phạm tội của mình.

* Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tội có những động cơ, mục đích, có kế hoạch cụ thể và thực hiện việc đó lâu dài.

Ví dụ: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội phạm có thể tạo lòng tin rồi từ đó lên kế hoạch cụ thể đến thời cơ sẽ lợi dụng nạn nhân tin tưởng sau đó chiếm đoạt tài sản.

* Lợi dụng chúc vụ, quyền hạn để phạm tội: lấy chức vụ, quyền hạn như một công cụ để thực hiện tội phạm.

   Ví dụ: lợi dụng lòng tin của nhân dân, công chức lợi dụng chức vụ của mình tham ô tài sản.

* Phạm tội có tính chất côn đồ: hành vi có tính chất tàn bạo, coi thường pháp luật, hung dữ, ngang tàn,... tội này chú trọng đến mặt hành vi của tội phạm hơn là người thực hiện hành vi đó.

Ví dụ: vì ghen tuông nên anh A đã đến đốt ngôi nhà anh B đang ở vào lúc nửa đêm.

* Phạm tội về động cơ đê hèn: những hành động gây gây ra một cách hèn nhác, phản bội.

Ví dụ: Phạm tội đối với cha mẹ, người mình mang ơn.

* Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng: tội phạm nhận thức được hành vi đang thực hiện là trái pháp luật nhưng vẫn cố gắng bỏ qua những trở ngại, khó khăn ngăn cản quá trình thực hiện phạm tội để thực hiện được hành vi phạm tội đó đến cùng với mục đích ban đầu.

* Phạm tội 02 lần trở lên: có thể coi là phạm tội nhiều lần, các lần phạm tội đó có thể có cùng đối tượng hoặc khác đối tượng, có thể thuộc cùng khung hình phạt hoặc thuộc các khung hình phạt khác nhau.

*  Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên: như bóc lột sức lao động.

*  Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác. 

* Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội: tội phạm lợi dụng hoàn cảnh hỗn loạn để thực hiện động cơ phạm tội, không khắc phục thêm hậu quả mà còn làm xấu đi tình trạn đang diễn ra.

* Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội: tội phạm có những mánh khóe, lỗ hổng của pháp luật để thực hiện hành vi một cách kín đáo, gian xảo.

* Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội: Tội phạm sử dụng các chất nổ, bom đạn, đốt lửa, xăng dầu,...

* Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội: là hành vi lôi kéo, dụ dỗ người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội.

* Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm: có những hành vi đe dọa người bắt gặp mình thực hiện tội phạm không khai, có hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với người khác nhằm đánh lạc hướng điều tra, trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 

 Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@ gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .