Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

10:59 SA
Thứ Tư 22/05/2024
 211

1. Khái niệm

Làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các con dấu đó nhưng đã tạo ra các con dấu bằng cách khắc, in, vẽ, đúc hoặc các kỹ thuật khác để làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức giống với con dấu thật của cơ quan, tổ chức đó và sử dụng con dấu đó để thực hiện hành vi trái pháp luật, hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu của cơ quan, tổ chức nhất định.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan: có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức: đúc, khắc, in,…để tạo con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức để sử dụng vào những việc trái pháp luật.

Lưu ý: các cơ quan, tổ chức ở đây phải là những cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp.

Mặt chủ quan:

+ Lỗi: người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, tức là người phạm tội biết hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Động cơ: xác đinh động cơ phạm tội để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Khách thể: hành vi làm giả con dấu xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của cơ quan, tổ chức.

Chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

3. Quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức.

Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, quy định:

- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

+ Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Như vậy, theo quy định trên người nào làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 7 năm tù, ngoài ra có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng. Mức phạt còn tùy thuộc vào tình tiết và mức độ nghiêm trọng của từng hồ sơ vu án.

Căn cứ theo khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định việc vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;

+ Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;

+ Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;

+ Tiêu hủy trái phép con dấu;

- Hình thức phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e, g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu dối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a, d, đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;

+ Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này.

+ Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.

Vậy, theo quy định trên, người nào làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục là: tịch thu con dấu giả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Qúy bạn đọc về nội dung quy định của pháp luật về việc xử phạt hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác qua không gian mạng. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline 0936653636 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .