Thế nào là bằng chứng ngoại tình? Tin nhắn có được coi là bằng chứng ngoại tình không?
Hiện nay, tình trạng ngoại tình ngày càng phổ biến, một trong hai bên không tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng dẫn trong pháp luật Hôn nhân gia đình đến mối quan hệ hôn nhân giữa hai người bị đổ vỡ. Trong trường hợp này người vợ hoặc người chồng nếu không xử lý khôn ngoan và đúng pháp luật thì rất khó nhận được sự đồng tình của Hội đồng xét xử. Vậy thế nào là bằng chứng ngoại tình? Tin nhắn có được coi là ngoại tình không?
1. Một số khái niệm
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Ngoại tình được hiểu là hành vi của của một người khi đã kết hôn mà còn có hành vi giấu giếm để qua lại với người khác ở bên ngoài, tiến tới hành vi quan hệ tình dục bất chính với người khác mà không phải vợ hay chồng hợp pháp của mình, không chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng.
Để chứng minh vợ hoặc chồng ngoại tình mà không thể chối cãi thì cần phải có bằng chứng.
2. Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
– Nguồn là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
– Nguồn vật chứng;
– Chứng cứ từ lời khai của đương sự;
– Chứng cứ từ lời khai của người làm chứng;
– Kết luận giám định của bên cơ quan điều tra có thẩm quyền;
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản của các bên thẩm định giá;
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
Các chứng cứ bạn thu thập được phải đảm bảo tuân theo luật tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chất chân thực, chính xác, không bị dựng chuyện. Như vậy, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải là những gì có thật, những bằng chứng giả tạo, không có thật sẽ bị bác bỏ và có thể bị phạt nếu giao nộp trước Tòa.
Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ chứng minh được, chồng hoặc vợ đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài quan hệ hôn nhân chính thống. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn,… giữa chồng/ vợ và người ngoại tình cùng đó.
Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Những chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận.
3. Tin nhắn có được coi là bằng chứng ngoại tình không?
Trong đó, tin nhắn được xếp vào loại chứng cứ được thu thập từ tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, để tin nhắn trở thành bằng chứng ngoại tình thì việc thu thập phải từ những nguồn cụ thể sau:
– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử…
Do đó, tin nhắn là một dạng thông điệp dữ liệu điện tử nhìn được, đọc được nhưng để được công nhận là chứng cứ thì phải có văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó dựa trên:
– Sim điện thoại gửi tin nhắn có phải là của người tình không. Nội dung phản ánh chính xác, chân thật mối quan hệ tình cảm ngoại tình với nhau.
– Chứng minh được người nhắn tin cho vợ/ chồng chính là người tình của họ.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...