Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

PHÂN BIỆT ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

13:55 CH
Thứ Sáu 06/09/2024
 27

Đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể là hai hình thức của thỏa ước lao động tập thể, hai hình thức này xuất hiện điển hình trong các doanh nghiệp và được coi là hình thức trao đổi thông tin, trao đổi điều kiện về quyền lợi trong hòa bình. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh công việc và mục đích trao đổi mà người lao động và người sử dụng lao động sẽ lựa chọn hình thức khác nhau. Vậy hai hình thức này giống và khác nhau như thế nào? Được lựa chọn trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Điểm giống nhau

Vì đều là hình thức của thỏa ước lao động nên thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc sẽ mang những điểm giống nhau:

- Thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc đều có mục đích xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định giữa các chủ thể trong quan hệ lao động.

- Hai hình thức này đều thuộc hình thức đối thoại xã hội, là hình thức đối thoại song phương. Các bên chủ thể có thể tăng cường hiểu biết với nhau qua hai hình thức này.

- Thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc đều có thể diễn ra ngay tại nơi làm việc

Quy định pháp luật về đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể

2. Điểm khác nhau

Tiêu chí 

Đối thoại tại nơi làm việc

Thương lượng tập thể

Khái niệm

Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

(Điều 63 Bộ luật Lao động 2019)

Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

(Điều 65 Bộ luật Lao động 2019)

Chủ thể tiến hành

Người sử dụng lao động và những người lao động hoặc người sử dụng lao động và đại diện tập thể của người lao động

Tập thể người lao động (một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho những người lao động) với người sử dụng lao động (một hoặc nhiều người sử dụng những người lao động hoặc là tổ chức đại diện của những người sử dụng lao động)

Phạm vi tiến hành

Ngay ở trong doanh nghiệp

Có thể rộng hơn là tới phạm vi ngành

Mục đích

- Chia sẻ, trao đổi thông tin, thực hiện tham khảo, thảo luận nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác, cùng nhau nỗ lực hướng tới kết quả hai bên đều cùng có lợi

- Thảo luận, đàm phán nhằm để xác lập những điều kiện lao động mới

- Giải quyết các vướng mắc, các khó khăn trong việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động ổn định, lâu dài và tiến bộ

Điều kiện tiến hành

- Định kỳ ít nhất 01 năm một lần

- Khi có yêu cầu của một hoặc các bên

- Khi có vụ việc sau:

+ Tham khảo ý kiến của người lao động về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc

+ Cho thôi việc với những người lao động khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế phải tiến hành trao đỏi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

+ Xây dựng phương án sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

+ Thưởng thì người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

+ Xây dựng nội quy lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

+ Tạm đình chỉ công việc người lao động sau khi người sử dụng lao động phải thực hiện tham khảo các ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở nếu người lao động đó.

- Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở hoàn toàn có quyền yêu cầu tổ chức thương lượng tập thể khi đã đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu tính trên tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ

- Trường hợp trong doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà đã đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu tính trên tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ thì tổ chức mà có quyền yêu cầu tổ chức thương lượng chính là tổ chức mà có số thành viên nhiều nhất làm việc trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở khác thì có thể tham gia vào cuộc thương lượng tập thể khi đã được tổ chức đại diện của người lao động mà có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.

- Trường hợp doanh nghiệp mà có nhiều tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà trong đó không có tổ chức nào mà đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu tính trên tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ thì những tổ chức có quyền tự nguyện thực hiện kết hợp với nhau để đưa yêu cầu thương lượng tập thể nhưng phải tuân thủ tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt được tỷ lệ tối thiểu tổng số người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ.

Nội dung

- Nội dung đối thoại bắt buộc:

+ Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc;

+ Cho thôi việc với những người lao động khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

+ Xây dựng phương án sử dụng lao động;

+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;

+ Thưởng;

+ Xây dựng nội quy lao động;

+ Tạm đình chỉ công việc người lao động khi người lao động là thành viên của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở.

- Các bên lựa chọn một hoặc một số các nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

+ Tình hình về sản xuất, kinh doanh của những người sử dụng lao động;

+ Việc thực hiện về hợp đồng lao động, các thỏa ước lao động tập thể, các nội quy lao động, các quy chế và cam kết, các thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

+ Điều kiện làm việc;

+Yêu cầu của những người lao động, của tổ chức đại diện của người lao động đối với những người sử dụng lao động;

+Yêu cầu của những người sử dụng lao động đối với những người lao động, đối với tổ chức đại diện người lao động;

+ Những nội dung khác mà một hoặc là các bên quan tâm.

Các bên trong thương lượng tiến hành lựa chọn một hoặc một số các nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:

- Nội dung về tiền lương, trợ cấp, về nâng lương, thưởng, về bữa ăn và các chế độ khác;

- Nội dung về mức lao động và thời giờ làm việc, nội dung về thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ và nghỉ giữa ca;

- Bảo đảm được việc làm đối với người lao động;

- Bảo đảm được an toàn, vệ sinh lao động; bảo đảm thực hiện nội quy lao động;

- Điều kiện và phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện của người lao động; mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người lao động;

- Cơ chế và phương thức phòng ngừa, phương thức giải quyết tranh chấp lao động;

- Bảo đảm về bình đẳng giới, bảo vệ thai sản và nghỉ hằng năm; phòng, chống vấn đề bạo lực và quấy rối tình dục ngay tại nơi làm việc.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .