Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Xử lý khi công ty chậm trả lương và không đóng bảo hiểm xã hội

14:18 CH
Thứ Hai 19/07/2021
 675

Căn cứ vào các quy định trên với trường hợp của bạn, bạn và công ty có xác lập quan hệ lao động về việc làm có trả lương nên bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trường hợp công ty không đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho bạn có quyền thông qua một trong ba cơ quan: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Xử lý khi công ty chậm trả lương và không đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo điều 97 bộ luật lao động 2019

“Điều 97. Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”

Theo đó, công ty có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo đúng thỏa thuận đã được ấn định trong hợp đồng lao động. Trường hợp vì lý do bất khả kháng như tình hình kinh tế, nhu cầu sản xuất, dịch bệnh, thiên tai,… mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì chậm không quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi công ty mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Trường hợp công ty không chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc chứng minh được nhưng quá 30 ngày vẫn không trả lương cho người lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

…”

Về thưởng, căn cứ Điều 104 Bộ luật lao động năm 2019:

“Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”

Như vậy, việc công ty có áp dụng thưởng cho bạn hay không thì phải căn cứ vào hợp đồng lao động và quy chế của công ty đã công bố công khai đến người lao động.

Về đóng bảo hiểm xã hội, theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

…”

Căn cứ vào các quy định trên với trường hợp của bạn, bạn và công ty có xác lập quan hệ lao động về việc làm có trả lương nên bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trường hợp công ty không đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho bạn có quyền thông qua một trong ba cơ quan: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để yêu cầu giải quyết.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .