Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Thuật ngữ crack và những vấn đề xoay quanh

8:34 SA
Thứ Tư 30/10/2024
 42

Người dùng Việt Nam thường lấy lí do kinh tế để không phải tốn chi phí cho bản quyền phần mềm, trong khi hầu như gia đình nào cũng đều có ít nhất một chiếc máy tính được cài đặt Windows và hàng loạt phần mềm có phí khác. Đó là do sự xuất hiện của những phần mềm crack. Vậy thuật ngữ crack này là gì ? Hãy cùng Luật Sao Sáng tìm hiểu về nó và những vấn đề xoay quanh nó.

1. Thuật ngữ Crack là gì ?

* Khái niệm

Theo Wikipedia, Crack là một động từ và cũng là một danh từ được chuyên gia máy tính IT hay sử dụng đến. Hành động crack có nghĩa là làm cho một sản phẩm phần mềm trả phí (có bản quyền) có thể sử dụng miễn phí.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn bản crack với bản vá:

- Bản vá là việc sửa đổi một ứng dụng (phần mềm, trò chơi điện tử, v.v.) để cung cấp các tính năng mới, sửa lỗi hoặc sửa đổi hoạt động của nó. Thông thường, bản vá được cung cấp bởi người tạo phần mềm;

- Crack là một loại bản vá đặc biệt vì nó không phải là bản vá chính thức và ứng dụng của nó không được nhà xuất bản phần mềm liên quan cấp phép.

* Phân loại

Crack thông thường có năm loại:

- Serial: Serial được tạo từ một chuỗi các kí tự (gồm chữ cái, số…) mà rất nhiều phần mềm đòi bạn nhập vào để đăng kí. Các kí tự của dãy serial trông có vẻ vô nghĩa nhưng thực chất nó tuân thủ theo một quy luật hay một thuật toán nào đó mà chỉ có người tạo ra biết được. Số serial được tạo ra thường rất dài, khó đoán để cho người dùng không thể mò ra được. Để biết số serial người dùng cần phải mua.

- Trình tạo serial (Key Generator): Là những phần mềm tạo ra số serial. Chúng lợi dụng kẽ hở của phần mềm để tìm ra quy luật, thuật toán tạo số Serial. Vì thế các Key Generator có thể cung cấp cho bạn nhiều mã Serial khác nhau tùy theo cách bạn nhập vào.

- Tệp tin.reg: Là một tệp tin có đuôi ".reg". Khi chạy tệp tin này, thông tin sẽ được thêm vào Registry của Windows và biến phần mềm thành đã được đăng kí. Hầu hết bạn chỉ cần chạy tệp tin này là xong, nhưng đối với một số trường hợp khác bạn phải thực hiện thêm một số bước để hoàn thành.

- Loader: Người ta sẽ chạy chương trình này trước mỗi khi cần sử dụng phần mềm. Loader sẽ biến chương trình thành đã được đăng kí, và mỗi lần sử dụng bắt buộc lại phải chạy Loader trước. Hiện nay xuất hiện rất ít loại này.

- Patch: Patch có nghĩa là bản vá. Nguyên tắc hoạt động của nó là tác động vào chương trình nguồn (sửa chữa cấu trúc, mã nguồn) biến nó thành đã được đăng kí mà không cần phải nhập serial. Đối với loại này, người sử dụng thường phải sao chép nó vào thư mục cài đặt phần mềm. Thông thường, người sử dụng cần phải chạy phần mềm Patch trước rồi chọn nút Patch. Kết quả sẽ hiện lên sau khi Patch xong và có thể sẽ cần phải tắt phần mềm trước khi sử dụng Patch vì không thể tác động vào 1 tập tin khi nó đang chạy. Nguyên tắc hoạt động của Patch khá giống Virus do tác động vào chương trình nguồn nên thường bị trình diệt Virus thông báo là Malware. Chính vì thế, sử dụng Patch có thể nói là con dao hai lưỡi. Nếu như Patch chất lượng (không bị chặn serial), nhưng gặp Patch xấu thì rất có thể máy tính sẽ nhiễm Malware.

* Vậy crack có vi phạm pháp luật không ?

Crack có vi phạm pháp luật không thì căn cứ khoản 12 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định:

Điều 28.Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.

2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.

4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Crack có thể được xem là một hành động can thiệp nhằm vô hiệu hoá tính năng bảo vệ bản quyền của nhà sản xuất. Chính vì vậy Crack có thể xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

2. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi crack phần mềm ?

Căn cứ theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định như sau:

Điều 211.Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

[...]

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.”

Căn cứ Điều 20 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 28/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 20.Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.”

Như vậy, hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tuy nhiên, mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).

3. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi tải và sử dụng phần mềm crack?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau:

Điều 20.Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm:

[...]

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.”

Theo đó, hành vi tải và sử dụng phần mềm crack là hành vi vi phạm quyền tài sản và hành vi trên được coi là hành vi sao chép và sử dụng phần mềm máy tính mà không sự xin phép chủ sở hữu.

Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 18.Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử,trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

Tuy nhiên, mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .