Hành vi sử dụng cần sa bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, khi cần sa đang phổ biến đối với xã hội như một chất ma túy. Đặc biệt nguy hiểm hơn là người dùng ngày càng trẻ hóa thậm chí là có rất nhiều đối tượng còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy hành vi xử dụng cần sa sẽ bị xử lý như nào?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
Nghị định 73/2018/NĐ-CP
Nghị định 144/2021/NĐ-CP
I. Cần sa có bị cấm sử dụng theo pháp luật Việt Nam không?
Theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP, trong danh mục I đã quy định các chất ma túy bị nghiêm cấm tuyệt đối trong đời sống và trong y học. Việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm, kiểm nghiệm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, cần sa được xem là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong đời sống và y học. Cho nên người sử dụng cần sa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
II. Sử dụng cần sa bị xử lý như nào.
1. Xử phạt vi phạm hành chính.
Vì cần sa được liệt kê là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong đời sống nên người có hành vi sử dụng cần sa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ – CP, quy định xử phạt hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Theo quy định này, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ - CP như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Bộ luật hình sự 2015 không quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, khi phát hiện có lưu trữ ma túy trái phép trong người thì tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau:
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo điều 249 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017):
Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà người sử dụng cần sa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!