Ngân hàng phá sản liệu người gửi tiết kiệm có rút được tiền?
Một ngân hàng bị phá sản điều này có thể xảy ra do ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc vì ngân hàng không còn đủ tài sản lưu động để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình. Nhiều người dân có các khoản tiết kiệm tiền gửi đã đua nhau đi rút tiền vì lo sợ số tiền bị mất thanh khoản. Việc rút tiền ào ạt khiến ngân hàng không thể cùng một lúc chi trả, dẫn đến chậm trễ trong thanh khoản, lại càng khiến người gửi tiền hoang mang. Vậy nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền hay không?
I. Quy đinh về việc Ngân hàng phá sản
Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (Điều này được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định cụ thể về: Phá sản tổ chức tín dụng
1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Về nguyên tắc, Nhà nước không hỗ trợ mà phải điều hành, quản lý để ngân hàng hoạt động lành mạnh nhất, khả năng phá sản là hạn hữu, thấp nhất. Phương án cho phá sản ngân hàng chỉ là một trong năm giải pháp được quy định trong dự thảo luật để Ngân hàng Nhà nước có thể xử lý một ngân hàng yếu kém, nhằm bảo vệ người gửi tiền và an toàn hệ thống.
II. Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền?
Nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.
Trong trường hợp ngân hàng thương mại không chi trả được hết cho người gửi tiền thì Bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả tiền bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm tiền gửi. Luật này được ban hành, áp dụng và đang được vận hành để bảo đảm an toàn và giữ vững sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, cũng còn nhiều giải pháp khác để Ngân hàng nhà nước quản lý, điều hành và giữ cho các ngân hàng thương mại hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn cho người dân trong mọi tình huống.
Theo Điều 6, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.
Trong đó, Điều 4, Luật này giải thích:
- Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
- Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
- Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Khi mua bảo hiểm tiền gửi, nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức. Trước đây, hạn mức này là 75 triệu đồng, nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi tiền được chi trả tối đa 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Trường hợp bạn gửi vào ngân hàng 500 triệu nhưng nếu ngân hàng phá sản chỉ được đền bù tối đa 125 triệu đồng.
Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT và các quyền lợi của người lao động.
- Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.
Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về quy định Ngân hàng phá sản và việc người gửi tiết kiệm có rút được tiền. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.