Trường hợp nào thì tài sản bị phong tỏa?
Phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
1. Khái niệm phong tỏa tài sản
Phong tỏa tài sản là cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản khi đã xác định được loại, số lượng, đặc điểm, giá trị tài sản.
Phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án (tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức) áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Phong toả tài sản được thực hiện cả trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trong quá trình thi hành án dân sự. Tài sản bị phong tỏa bao gồm: tài sản của đương sự đang do đương sự giữ và tài sản của đương sự đang cho người khác thuê, mượn, gửi giữ hoặc sửa chữa. Tài sản bị phong tỏa có giá trị không được vượt quá nghĩa vụ tài sản mà người có tài sản bị phong tỏa phải thực hiện, trừ trường hợp họ không có tài sản khác để kê biên hoặc phong tỏa.
2. Trường hợp nào bị phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự?
Theo Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
“Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.”
Theo Điều 125 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về phong tỏa tài sản nơi gửi giữ như sau:
“Điều 125. Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Tại Điều 126 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ như sau:
“Điều 126. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Theo đó, có thể hiểu phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Trong đó có 02 trường hợp phong tỏa tài sản là:
- Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
3. Khi nào thì Tòa án sẽ hủy bỏ áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định;
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua hotline: 0936.65.36.36 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!