Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Kể lại giấc mơ ăn chặn từ thiện, có bị truy cứu về tội vu khống không?

11:26 SA
Thứ Ba 07/09/2021
 856

“Ví dụ như mình mơ một người nào đó ăn chặn từ thiện, mình kể lại giấc mơ đó thì có bị truy cứu về tội vu khống hay không?”

Tại Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống, cụ thể, một hành vi bị truy cứu với tội vu khống phải rơi vào một trong 02 trường hợp sau:

1/ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

2/ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Một là, phải có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền điều mà mình biết rõ là sai sự thật.

Hiện nay pháp luật không quy định, không thể điều chỉnh tới giấc mơ của từng người. Giả dụ mà pháp luật quy định tới cả giấc mơ thì mình đồ rằng không ít người bị truy cứu vì tội hiếp dâm rồi. Nói vui thế thôi, chứ thực thế thì pháp luật không thể điều chỉnh giấc mơ của mỗi người. Không thể cấm người ta mơ giấc mơ này, mơ giấc mơ nọ vì đó là điều mà họ hoàn toàn không điều chỉnh được. Ví dụ H có mơ thấy T ăn chặn từ thiện thì đó cũng là giấc mơ của H. Hoàn toàn không phải bịa đặt gì cả.

Đối với hành vi đi kể giấc mơ đó tới đám đông hoàn toàn không có căn cứ đó là bịa đặt hay không bịa đặt. Ví dụ H kể là H thấy T ăn chặn từ thiện. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống thì cơ quan điều tra phải chứng minh được rằng trước đó H không có nằm mơ gì cả mà H chỉ cố tình lợi dụng và bịa ra câu chuyện giấc mơ mà thôi. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân thì hiện nay năng lực con người không thể chứng minh được liệu trước đó H có nằm mơ hay là không. Cho nên rất khó để kết luận H bịa đặt và loan truyền tin sai sự thật, nếu không muốn noi là không thể.

Hai là, việc bịa đặt, loan truyền đó nhằm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Để chứng minh việc bịa đặt, loan truyền thông tin qua việc chứng minh có hay không một người có nằm mơ hay là không đó là một bài toán khó. Cái khó tiếp nữa là phải có thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ví dụ như H nói H nằm mơ thấy T ăn chặn từ thiện, điều này làm cho T cảm thấy xấu hổ, mất uy tín, mất danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng thì khi đó mới đủ để cấu thành tội vu khống.

Tuy nhiên trong thực tế quan hệ giữa con người với con người thì điều này rất khó xảy ra. Ví dụ như có người nói với bạn rằng:

“Ê ông ơi, hôm qua tôi nằm mơ ông cởi quần áo chạy ngoài đường”

Nếu là người nằm trong giấc mơ của người kia bạn sẽ cảm thấy bình thường. Vì đó chỉ giấc mơ, không có gì phải xấu hổ hay mất danh dự. Miễn sao thực tế bạn không có cởi đồ chạy ra ngoài đường là được.

Bằng những phân tích trên, có thể thấy việc một người nằm mơ một người ăn chặn từ thiện xong đi kể lại giấc mơ đó. Dù có hay không giấc mơ đó thì cũng rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống trong trường hợp này.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .