Tài xế lao xe vào nạn nhân sau va chạm giao thông có phạm tội giết người?
Gần đây đã xảy ra một số vụ việc người điều khiển phương tiện sau khi gây tai nạn đã tiếp tục lái xe đâm vào nạn nhân. Nhiều người đặt câu hỏi, theo quy định hiện hành lái xe có bị xử lý về hành vi giết người?
Thời gian qua đã xảy ra khá nhiều vụ va chạm giao thông, nhưng người điều khiển xe ô tô gây tai nạn không những không dừng xe để cứu giúp nạn nhân mà còn có tiếp tục điều khiển xe cán qua người họ, gây phẫn nộ trong dư luận.
(nguồn Internet)
Phân tích hành vi trên dưới góc độ pháp lý, để xử lý đúng người đúng tội, cần làm rõ ý chí chủ quan của tài xế ở thời điểm đạp ga, động cơ, mục đích thực hiện, hậu quả do hành vi này để lại...
Nếu có căn cứ cho rằng, sau vụ va chạm, lái xe cố tình lao xe vào nạn nhân với mong muốn khiến người này tử vong thì có thể bị xử lý về tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp thực hiện tội phạm một cách man rợ; Có tính chất côn đồ… thì bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội không thuộc các trường hợp này thì bị phạt tù từ 7-15 năm.
Sau va chạm, việc lao xe vào nạn nhân đã nằm dưới đường có thể khiến họ mất mạng. Người có đầy đủ nhận thức phải ý thức được hậu quả nghiêm trọng mà hành vi này có thể gây ra.
Trường hợp nạn nhân may mắn thoát chết thì hành vi này thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo Điều 15 BLHS 2015.
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Theo đó, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù.
Ngoài ra, với việc vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, người này còn bị xử phạt hành chính.
Trường hợp chứng minh được lái xe không chủ đích lao xe vào nạn nhân mà chỉ đạp nhầm chân ga do mất kiểm soát hoặc tăng ga nhằm bỏ chạy thì tùy thuộc vào mức độ thương tật của nạn nhân, người này có thể bị xử lý về tội Vô ý gây thương tích (Điều 138) hoặc Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260).
Cụ thể Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Còn theo Điều 260 nếu người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thương tích cho một người từ 61% trở lên, thuộc trường hợp phạm tội khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn, mức phạt sẽ là 3-10 năm tù.
Nếu mức độ thương tật của nạn nhân chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự, lái xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tài sản cho nạn nhân.
Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc về Quy định về lối thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: luatsaosang@gmail.com hoặc hotline: 0936.65.36.36 - 0222.223.98.88 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...