TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, các vụ án liên quan đến tội phạm có chức vụ đang được giới dư luận ngày càng quan tâm trong thời gian qua, một trong số đó là tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?
Trong bài viết này, Luật Sao Sáng sẽ giúp mọi người nắm được quy định của loại tội phạm này.
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi cố ý trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn và đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện vì vụ lợi hoặc có động cơ cá nhân khác.
Điều 356 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hình phạt đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định như sau:
1. Khung hình phạt cơ bản với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 là cấu thành cơ bản của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hon hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt tiền hoặc hình phạt cảnh cáo. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được hưởng án treo.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 05 năm tù.
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật này; người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn; người phạm tội bồi thường được càng nhiều thiệt hại mà họ đã gây ra thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội không bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể thiệt hại mà họ đã gây ra.
2. Khung tặng nặng thứ nhất với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất (khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức
Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên.
Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015.
+ Phạm tội 02 lần trở lên
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trở lên, mỗi lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.
Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, còn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng là trường hợp hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 06 tháng cải tạo không giam giữ đến 03 năm cải tạo không giam giữ hoặc từ 01 năm tù đến dưới 05 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hon của điều luật (phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo).
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 10 năm tù.
3. Khung tăng nặng thứ hai với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên là trường hợp hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương vni Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hon của điều luật (từ 05 năm tù đến dưới 10 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 05 năm tù).
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.
4. Hình phạt bổ sung đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định về hình phạt bổ sung (khoản 4 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015). Ngoài những hình phạt chính như đã nêu trên, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính, tăng khả năng trừng trị người phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
5. Dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
+ Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
+ Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng. Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người... Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
+ Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.
+ Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 352 BLHS. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác. Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội, trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.36.36 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...