Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

14:43 CH
Thứ Hai 10/06/2024
 423

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy hiện nay pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

" Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng."

Theo khoản 5 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

"Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức."

2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Theo Điều 6 Luật tin ngưỡng, tôn giáo 2016 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người quy định:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
  • Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
  • Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, theo các quy định trên, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Hiếp pháp Việt Nam năm 2013 và Luật tự do tín ngưỡng, tôn giáo ghi nhận và đảm bảo thực hiện, theo đó mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo Điều 9 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định:

  • Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi:

  • Phân biệt đối xử, kỳ thị vì những lý do, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
  • Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm đạo đức, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng tôn giáo và giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
  • Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.

Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Sao Sáng gửi đến Qúy bạn đọc về nội dung quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: Luatsaosang@gmail.com hoặc hotline 0936653636 – 0972172757 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

 

                                                                                                            

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .