Bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật và các tác hại của thuốc lá điện tử
Thời gian qua, có không ít học sinh tìm hiểu, mua bán và sử dụng thuốc lá điện tử trong trường học. Đây là một vấn đề đau đầu của nhà trường vì số lượng học sinh mua bán và sử dụng thuốc lá điện tử ngày nhiều. Việc học sinh sử dụng thuốc lá điện tử sẽ bị xử lý theo quy định nếu như bị phát hiện. Nhiều học sinh vẫn thực hiện mua bán thuốc lá điện tử mà không lường trước được hậu quả. Vậy, học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?
1. Thuốc lá điện tử là gì?
Thuốc lá điện tử mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống.
Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, theo đó sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.
Như vậy thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá.
2. Học sinh có được bán thuốc lá điện tử?
Tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm:
"1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh không được mua bán, sử dụng thuốc lá kể cả đó là thuốc lá điện tử. Việc mua bán, sử dụng có thể bị xử lý theo quy chế của nhà trường.
3. Trẻ em được hút thuốc lá điện tử không?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 nêu khái niệm về trẻ em như sau:
Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ tại Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm là:
"1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá."
Như vậy, theo quy định trên trẻ em không được sử dụng, mua, bán thuốc lá bao gồm thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử.
4. Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 9 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về những hành vi bị cấm như sau:
“Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.“
Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
+ Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.
Theo đó, Người bán thuốc lá điện tử cho học sinh có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, còn đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
5. Các tác hại của thuốc lá điện tử
a. Tác hại của hút vape gây viêm phổi
Hút vape có hại không? Các hóa chất hương liệu được sử dụng trong thuốc lá điện tử có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Một số chất phụ gia hương vị như diacetyl (trong bắp rang bơ) có thể an toàn khi dùng ở số lượng nhỏ nhưng sẽ gây nguy hiểm cho bạn khi hít phải trong thời gian dài.
Diacetyl đã được chứng minh là gây ra một bệnh phổi nghiêm trọng tên là viêm tiểu phế quản (popcorn lung). Điều này gây lo ngại cho các chuyên gia y tế về sự hiện diện của nó trong thuốc lá điện tử. Không chỉ vậy, các bệnh về phổi cũng là nguyên nhân lớn gây tử vong cho người hút thuốc lá.
b. Tác hại thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng não và thận
Thuốc lá điện tử có hại không? Chất lỏng trong thuốc lá điện tử khi được bay hơi bị nhiễm với kim loại nặng từ cuộn dây trong thiết bị điện tử sẽ tạo ra các hợp chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể của bạn.
Các kim loại độc hại như chì rất khó để cơ thể bạn xử lý nên sẽ dễ dàng tích tụ trong cơ thể khi bạn thường xuyên tiếp xúc với kim loại này. Chính vì vậy, tác hại của thuốc lá điện tử có thể gây tổn thương cho não, thận và các cơ quan quan trọng khác.
c. Tác hại của thuốc lá điện tử gây nghiện
Chất nicotine được tìm thấy trong thuốc lá điện tử có thể khiến bạn bị nghiện. Khi đó, bạn càng sử dụng nhiều nicotine thì bạn càng thấy dễ chịu.
Trong thời gian cai nghiện thuốc lá, cơ thể bạn cũng có thể cảm thấy rất khó chịu và không thể cưỡng nổi nicotine cho đến khi bạn có thể cân bằng lại cuộc sống mà không có nó.
Nicotine không chỉ gây nghiện mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn bao gồm ảnh hưởng não, mạch máu và hệ thống miễn dịch. Bạn tiếp xúc nicotine càng nhiều thì nó càng ảnh hưởng sức khỏe tổng thể của bạn.
d. Hút vape có hại gì? làm bạn tăng nguy cơ chấn thương
Hút thuốc lá điện tử có hại không? Thuốc lá điện tử sử dụng pin lithium-ion để làm nóng cuộn dây và tạo ra hơi khói. Nếu pin bị hỏng sẽ làm cho thiết bị thuốc lá trở nên quá nóng, dễ bắt lửa hoặc thậm chí phát nổ.
Cơ quan cứu hỏa Hoa Kỳ (U.S. Fire Administration) cho biết có gần 200 sự cố như trên đã được báo cáo từ năm 2009 đến năm 2016. Trong số 200 người gặp sự cố thì có 133 vụ gây thương tích khi đang sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đang để chúng trong túi.
e. Tác hại của thuốc lá điện tử với trẻ nhỏ
Vape có hại không? Hương liệu được sử dụng trong thuốc lá điện tử như hương chocolate hoặc hương kẹo bông không chỉ hấp dẫn người lớn mà còn kích thích sự tò mò của trẻ nhỏ.
Nếu bạn không để thuốc lá điện tử xa tầm tay của trẻ nhỏ thì chúng có thể chạm vào, uống hoặc hít chất lỏng trong thiết bị. Trẻ cũng có thể vô tình cho chất lỏng vào mắt hoặc đổ trên da dẫn đến bệnh nặng hoặc tử vong.
Theo số liệu thống kê từ trung tâm chống độc ở Hoa Kỳ có tới 42% số người bị ngộ độc thuốc lá điện tử, một nửa trong số đó là trẻ em dưới 6 tuổi.
f. Tác hại của thuốc lá điện tử gây ra bệnh tim
Hút vape có tác hại gì? Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gây đau tim.
Nicotine có trong thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và thậm chí là mắc bệnh về tim mạch. Trên thực tế, nghiên cứu còn cho thấy những người dùng thuốc lá điện tử có khả năng bị đau tim gần gấp đôi so với người không sử dụng.
g. Thuốc lá điện tử khiến cho hơi thở có mùi
Hơi được tạo ra bởi thuốc lá điện tử có chứa các hạt nhỏ có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng mô phổi khiến bạn dễ bị đau ngực hoặc gặp các vấn đề về hơi thở. Nếu bạn là người sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu thì hơi thở của bạn còn nặng mùi trầm trọng hơn nữa.
h. Thuốc lá điện tử ảnh hưởng thanh thiếu niên
Tổ chức kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật đã ước tính có khoảng 3,6 triệu học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử vào năm 2018, tăng hơn 1 triệu người so với năm 2017. Các nghiên cứu còn cho thấy số lượng này sẽ tiếp tục tăng lên.
Nicotine có thể khiến người trẻ tuổi gặp nguy cơ rối loạn tâm trạng, giảm kiểm soát xung động và tác động tiêu cực đến các phần của não chịu trách nhiệm về ghi nhớ và học tập.
Thuốc lá điện tử không chỉ gây ảnh hưởng đến người lớn, thanh thiếu niên mà còn ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ. Bạn nên nhận biết sớm những tác hại của thuốc lá điện tử với sức khỏe để tránh xa khói thuốc có thể gây chết người này nhé.
đã ước tính có khoảng 3,6 triệu học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử vào năm 2018, tăng hơn 1 triệu người so với năm 2017. Các nghiên cứu còn cho thấy số lượng này sẽ tiếp tục tăng lên.
Nicotine có thể khiến người trẻ tuổi gặp nguy cơ rối loạn tâm trạng, giảm kiểm soát xung động và tác động tiêu cực đến các phần của não chịu trách nhiệm về ghi nhớ và học tập.
Thuốc lá điện tử không chỉ gây ảnh hưởng đến người lớn, thanh thiếu niên mà còn ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ. Bạn nên nhận biết sớm những tác hại của thuốc lá điện tử với sức khỏe để tránh xa khói thuốc có thể gây chết người này nhé.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!