Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ GÌ ?

10:52 SA
Thứ Sáu 01/04/2022
 651

Hiện nay, luật doanh nghiệp quy định cụ thể về 5 loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm đặc trưng, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình công ty cổ phần. 

Công ty cổ phần là loại hình như thế nào, đặc trưng của nó cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình này ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé !

Khái niệm về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020

Đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, việc nhận biết, hiểu rõ cũng như phân biệt công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác là rất quan trọng. Ngoài ra, việc tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp cũng rất quan trọng với các bạn trẻ đang tiến vào con đường startup.

Đầu tiên, khi nhắc đến khái niệm công ty cổ phần, chúng ta thường hình dung đó là dạng công ty mà vốn điều lệ của nó được chia thành các phần bằng nhau dựa trên số lượng cổ đông. Mỗi cổ đông sẽ nắm một phần cổ phần đó trong suốt hoạt động của công ty.

Khái niệm đầy đủ và chính xác nhất về công ty cổ phần được quy định tại điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020. Tại điều luật này, công ty cổ phần được định nghĩa và làm rõ như sau :

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định khác của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Công ty cổ phần có phải là pháp nhân hay không ?

Câu trả lời là có. Quy định về pháp nhân được nêu cụ thể tại điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 : các tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đạt đủ 4 điều kiện để trở thành pháp nhân. Do đó, các công ty khi đáp ứng đủ các điều kiện này sẽ trở thành pháp nhân.

Khi đã được pháp luật công nhận là một pháp nhân, công ty đó có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình :

  • Các cổ đông, thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
  • Công ty cổ phần có thể thông qua cá nhân đại diện cho mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là nguyên đơn, bị đơn dân sự,...
  • Các thành viên của công ty ( các cổ đông ) có quyền và trách nhiệm với phần vốn đã góp của mình, tức chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

Trong một công ty cổ phần, cổ đông được phân chia thành 2 nhóm chính : cổ đông đa số ( những người nắm số lượng cổ phần lớn, có nhiều cổ phiếu ) và cổ đông thiểu số ( những người nắm số lượng cổ phần ít hơn và có ít cổ phiếu hơn ). 

Ngoài ra, công ty cổ phần cũng phân loại cổ đông phổ thông và cổ đông sáng lập. Cổ đông sáng lập cũng có quyền và nghĩa vụ cơ bản giống cổ đông phổ thông nhưng được bổ sung thêm một số quyền và nghĩa vụ riêng biệt.

Quyền và nghĩa vụ chung của các cổ đông

Các cổ đông của công ty có quyền tham gia các đại hội cổ đông và góp phần biểu quyết. Mỗi cổ đông sở hữu một phiếu biểu quyết. 

Cổ đông cũng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

https://lh5.googleusercontent.com/qgLLTsy87dw2v1R891XKQBpNd7ppVNvvIzfXJenK2VNd5n6CUSejPToGrp3awIgH7m0dffSGV-IqLbcdlnysgItnAW_Pheq3XXaF3FJ3IGiqa2RXhsARbcTI5esQc5QoMg

Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông

Bên cạnh các quyền, cổ đông có nghĩa vụ sau :

  • Đối với các cổ phần phổ thông ( phần vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ) đã góp, các cổ đông không được rút ra khỏi công ty bằng bất kì hình thức nào.
  • Cổ đông chỉ có thể rút cổ phần phổ thông ra khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng lại cho các thành viên hoặc người khác.
  • Trong trường hợp cổ đông rút cổ phần trái quy định thì cổ đông đó phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm đối với tài sản, phần vốn đó theo quy định của pháp luật.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh và tuân thủ đúng quy định, điều lệ của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị của công ty.

Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ chung, các cổ đông sáng lập có những quyền và nghĩa vụ riêng sau đây :

  • Quyền của cổ đông sáng lập : được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết - ưu đãi này có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ khi công ty cổ phần được chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ mang lại cho cổ đông sáng lập số phiếu biểu quyết nhiều hơn.
  • Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập : Nếu như được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì cổ đông sáng lập có nghĩa vụ không được chuyển nhượng loại cổ phần này cho những người không cùng là cổ đông sáng lập.

Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ riêng biệt của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực giá trị trong khoảng thời gian 3 năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp.

Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, các cổ đông của công ty có thể lựa chọn một trong 2 hình thức huy động vốn là tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng vốn vay. Sau đây sẽ là một số phân tích về 2 hình thức này để các bạn hiểu rõ hơn :

  • Thế nào là vốn chủ sở hữu ? 
  • Công thức tính vốn chủ sở hữu = tổng tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ phải trả của công ty.
  • Vốn chủ sở hữu có thể coi là khoản tiền dự trù cho công ty và các thành viên của công ty. Đây là một nguồn tài trợ chủ đạo và thường xuyên của một công ty cổ phần.
  • Khi nào thì vốn chủ sở hữu được sử dụng ? Trong trường hợp công ty bị phá sản hoặc giải thể, tài sản sẽ được đem thanh toán cho các chủ nợ trước tiên, sau đó mới đem chia cho các chủ sở hữu dựa trên phần vốn góp, phần trăm cổ phần của họ trong công ty.
  • Thế nào là vốn vay ? Vốn vay hay còn gọi là vốn tín dụng, được hình thành dựa trên số tài sản vay từ các ngân hàng, vay từ các tổ chức khác hoặc do bản thân cổ đông phát hành trái phiếu để lấy lợi nhuận cho vay từ đó.

Hiện nay, công ty cổ phần có một số hình thức huy động vốn cơ bản và phổ biến sau :

  • Công ty đứng ra huy động phần vốn góp của các thành viên ngay từ khi thành lập.
  • Công ty có thể mở bán cổ phần cho chính các thành viên là cổ đông hoặc bán cho các cá nhân bên ngoài.
  • Công ty cho phát hành trái phiếu : bản chất của hình thức này là cung cấp một loại chứng khoán để xác nhận và chứng minh quyền và lợi ích của người sở hữu trái phiếu đó đối với một phần nợ của cơ sở phát hành trái phiếu. Trong đó, người sở hữu trái phiếu đóng vai trò là chủ nợ và cơ sở phát hành trái phiếu là con nợ.

Làm thế nào để thành lập và sở hữu một công ty cổ phần một cách hợp pháp ?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang có dự định thành lập công ty và những bạn trẻ đang theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Đối với một công dân bình thường, để có đủ điều kiện thành lập công ty, cần đạt được các điều kiện sau :

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật
  • Có các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu,...
  • Không thuộc một trong số các cá nhân không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cám ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .