ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY, CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Để thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, chủ thể phải tiến hành hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Vậy thành lập công ty cần chuẩn bị những gì, xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
1. Lựa chọn loại hình công ty phù hợp
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Theo điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có vốn điều lệ do một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến tối đa 50 thành viên, là các cá nhân, tổ chức hoặc cả cá nhân và tổ chức, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty theo tỷ lệ góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty cổ phần:
Tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần và thành viên của công ty là các cổ đông sở hữu một hoặc nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn.
- Công ty hợp danh
Lầ công ty có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn
- Doanh nghiệp tư nhân:
Theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
2. Chuẩn bị tên cho công ty
Tùy vào loại hình doanh nghiệp để lựa chọn tên công ty đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020. Trong đó, tên doanh nghiệp phải có các đặc điểm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp
+ Tên riêng
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,J,Z,W chữ số và ký hiệu
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
3.1. Công ty TNHH một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký công ty
- Điều lệ công ty
- Bản sao các giấy tờ:
+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty, giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký công ty
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (công ty cổ phần)
- Bản sao các giấy tờ:
+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ dông tổ chức đầu tư nước ngoài và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy chứng nhận đăng ký đàu tư nếu công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
3.3. Công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký công ty
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao các giấy tờ:
+ Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3.4. Doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký công ty
- Bản sao giấy tờ giấy từ pháp lý của cá nhân đối với chủ công ty tư nhân
4. Tìm kiếm địa điểm trụ sở đặt công ty
Theo điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 địa điểm trụ sở của công ty được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
5. Lựa chọn mức vốn điều lệ công ty phù hợp
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Vốn điều lệ được đặt ra với các loại hình công ty TNHH, công ty HD, công ty CP là khác nhau
6. Đăng ký công ty
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@ gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!