Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÁCH DOANH NGHIỆP

14:38 CH
Thứ Hai 13/11/2023
 166

Trên thực tế, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phát triển đến một quy mô quá lớn có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong quản lý. Chính bởi vì thế mà các doanh nghiệp đôi khi cần phải tái cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình bằng biện pháp đó chính là tách doanh nghiệp. Tuy nhiên thủ tục tách doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và trình tự thực hiện cũng khác rắc rối, phức tạp mà không phải tổ chức hay cá nhân nào có thể thực hiện. Vì vậy. pháp luật đã có những quy định cụ thể về tách doanh nghiệp.

1. Tách doanh nghiệp theo quy định của pháp luật được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc tách doanh nghiệp như sau:

"1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách."

Theo quy định trên thì việc tách công ty chỉ áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nếu có nhu cầu thì công ty chị có thể tách thành 01 công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

2. Hình thức tách công ty

Việc tách công ty không áp dụng với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Công ty có thể tách bằng một trong hai hình thức sau hoặc áp dụng cả 2 hình thức:
– Tách một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được
chuyển cho công  ty mới;

– Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;

Sau khi bị tách, công ty mới phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

3 .Thủ tục, trình tự tách doanh nghiệp:

3.1. Thủ tục tách doanh nghiệp:

Theo quy định của pháp luật, thủ tục tách doanh nghiệp được quy định theo các bước như sau:

– Bước 1: Thông qua nghị quyết tách công ty.

Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.

– Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty.3.2. Hồ sơ tách doanh nghiệp:

3.2. Hồ sơ tách doanh nghiệp:

Theo quy định về hồ sơ tách doanh nghiệp tại điều 25 nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính Phủ có thể hiểu đơn giản hồ sơ tách doanh nghiệp đó là hồ sơ giảm vốn công ty cũ và hồ sơ thành lập công ty mới. Cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được tách bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty.

– Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty.

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (công ty tách mới).

– Điều lệ (công ty tách mới).

– Danh sách cổ đông, thành viên.

3.3. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách:

Theo điều 61 nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính Phủ quy định hồ sơ gồm:

– Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty.

– Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty.

– Thông báo thay đổi.

– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

3.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thực hiện chia, tách công ty:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thực hiện chia, tách công ty được quy định như sau:

– Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.

– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

– Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .