Tổng quan về Hiệp định TRIPS
Trong phạm vi quốc tế, vấn đề sở hữu tài sản trí tuệ cũng được các chủ thể của pháp luật quốc tế quan tâm, việc này thể hiện tại một số điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà nổi bật là Hiệp định TRIPS 1994. Vậy Hiệp định TRIPS là gì ? Và tất cả những thứ cần biết về hiệp định nay ? Qua bài viết này Luật Sao Sáng sẽ giúp các bạn nắm rõ.
1. Hiệp định TRIPS là gì ?
Hiệp định TRIPS (Trade Related Intellectual Property Rights) là hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại về quyền sở hữu trí tuệ. Đây là hiệp định quốc tế được ký kết trong khuôn khổ WTO vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu cho các quy định của các quốc gia thành viên WTO về các hình thức sở hữu trí tuệ khác nhau được áp dụng cho công dân của các quốc gia thành viên khác.
Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên các điều ước quốc tế hiện hành về Sở hữu trí tuệ như Công ước Paris 1967, Công ước Berne 1971, Công ước Roma 1981 và Hiệp định Washington 1989.
2. Đặc điểm của hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS có 2 đặc điểm như sau:
- Hiệp định TRIPS là thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay. Bởi lẽ, đây là thỏa thuận quốc tế ra đời sau, được đúc kết từ những thỏa thuận quốc tế trước đây như Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Theo đó, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các thành viên WTO và các thành viên có nghĩa vụ tuân thủ và áp dụng các tiêu chuẩn bảo hộ này. Ngoài ra, Hiệp định TRIPS cũng trao cho thành viên quyền tự quyết nhất định. Cụ thể, các quốc gia thành viên có quyền tự quyết một số vấn đề bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, nhằm giúp các quốc gia thiết lập các quy định theo chính sách của riêng mình.
- Hiệp định TRIPS có mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế. Mục tiêu này của hiệp định là phù hợp với mục tiêu của WTO, được hiện thực hóa bằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các quốc gia thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như những rào cản thương mại.
3. Nội dung của hiệp định TRIPS
Những nội dung của các quy định trong Hiệp định TRIPS bao gồm:
- Phạm vi bảo hộ: TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các nước thành viên WTO.
- Các lĩnh vực bảo hộ: Hiệp định bao gồm nhiều lĩnh vực như bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, và bí mật thương mại.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: Các nước thành viên phải đối xử với công dân nước ngoài không kém thuận lợi hơn công dân nước mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.
- Nguyên tắc tối huệ quốc: Mọi ưu đãi dành cho công dân của một nước thành viên phải được áp dụng cho công dân của tất cả các nước thành viên khác.
- Thời hạn bảo hộ: Quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu cho các đối tượng sở hữu trí tuệ.
- Cơ chế thực thi: Yêu cầu các nước thành viên có biện pháp hiệu quả để thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả các biện pháp dân sự, hình sự và hành chính.
- Giải quyết tranh chấp: Cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên WTO về vấn đề sở hữu trí tuệ.
- Chuyển giao công nghệ: Khuyến khích chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển.
4. Những nguyên tắc tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS
Theo Điều 8 Hiệp định TRIPS 1994 về các quy định về nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ như sau:
- Trong việc ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định pháp luật của mình, các Thành viên có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đề y tế và dinh dưỡng cho nhân dân, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ của mình, với điều kiện là các biện pháp đó không được trái với các quy định của Hiệp định này.
- Có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy định của Hiệp định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp lý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn !
Bài viết cùng chuyên mục
Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...