Công ty luật TNHH Sao Sáng

luatsaosang@gmail.com 0936653636

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

16:09 CH
Thứ Năm 08/08/2024
 578

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là một trong các chế tài được áp dụng trong hợp đồng thương mại và được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Chế tài này được áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng thương mại đồng thời đề cao ý thức, trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực thi các nghĩa vụ của mình. Vậy chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng dựa trên căn cứ nào? Mức bồi thường là bao nhiêu? Bài viết dưới đây, Luật Sao Sáng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Thế nào là bồi thường thiệt hại?

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được giải thích tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:

“Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”

Như vậy, bồi thường thiệt hại là một chế tài trong thương mại, theo đó, bên bi phạm hợp đồng dẫn tới gây thiệt hại thì phải trả một khoản tiền bồi thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lại lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm.

2. Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

Theo Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

(1) Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu là hành vi của một bên đã xử sự trái với những cam kết, thỏa thuận trước đó của các bên trong hợp đồng hoặc trái với quy định của pháp luật (nếu trong hợp đồng không quy định)

Theo đó, sẽ được coi là vi phạm hợp đồng khi bên vi phạm có một trong các hành vi sau:

- Không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng

- Thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng

- Thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng

(2) Có thiệt hại thực tế

Có thiệt hại thực tế được hiểu là những thiệt hại có thực, phát sinh trực tiếp từ sự vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại này hoàn toàn có thể xác định được và tính thành tiền mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

Theo Điều 304 và Điều 305 Luật Thương mại 2005 quy định để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm phải chứng minh được tổn thất do hành vi vi phạm gây ra. Thiệt hại thực tế được chia thành thiệt hại thực tế trực tiếp và thiệt hại thực tế gián tiếp.

- Thiệt hại thực tế trực tiếp: là những thiệt hại xảy ra trên thực tế có thể tính toán một cách rõ ràng và chi tiết. Biểu hiện là mất mát, hư hỏng, chi phí để sửa chữa, ngăn chặn và hạn chế thiệt hại xảy ra.

- Thiệt hại thực tế gián tiếp: là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở chứng cứ tài liệu) mới xác định được. Biểu hiện là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, Luật thương mại cũng quy định bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trường hợp bên vi phạm chứng minh được bên bị vi phạm không sử dụng các biện pháp hợp lý để ngăn chặn thiệt hại xảy ra thì bên bị vi phạm phải chịu một phần trách nhiệm trong phần thiệt hại do bên vi phạm gây ra.

(3) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại được hiểu là có mối quan hệ nhân quả, trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, những thiệt hại này là hậu quả của hành vi vi phạm; nếu không có hành vi vi phạm thì không có thiệt hại xảy ra.

Phân tích về bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005

3. Mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Theo đó, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:

- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra

- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành không quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là bao nhiêu, mà mức bồi thường sẽ phụ thuộc vào thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Trong khi đó Bộ luật Dân sự năm 2015 lại cho phép các bên có quyền thỏa thuận về bồi thường thiệt hại. Cụ thể các bên được thỏa thuận trước mức bồi thường thiệt hại bằng cách xác định trước một khoản tiền bồi thường thiệt hại cụ thể trong hợp đồng

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, hy vọng rằng, những ý kiến tư vấn này, sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà Quý vị đang quan tâm. Để có thể làm rõ hơn và chi tiết từng vấn đề nêu trên cũng như các vấn đề pháp ý mà Quý vị đang cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn. Xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ email: luatsaosang@gmail.com hoặc qua tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 - 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, giải đáp và hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Tin mới

. .